Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

Tại sao nâng tạ nặng không giúp bạn tăng sức mạnh cú đấm?

Có rất nhiều võ sĩ tạp Quyền Anh lầm tưởng rằng cứ tập tạ nặng nhiều thì có thể đấm mạnh hơn và áp dụng những bài tập này vào quá trình luyện tập. Các bài tập với tạ đôi khi còn lấn át các bài tập đấm bao cát trong tập luyện của võ sĩ. Nhưng nâng tạ nặng không phải là cách để có các cú đấm mạnh. Tại sao? Hãy cùng Võ Thuật Tây Sơn tìm hiểu 5 lý do dưới đây:

1. Đấm phải nhanh, chuẩn chứ không phải mạnh

Nếu bạn là một Gymer thì các bài tập tạ là cách hoàn hảo cho cơ bắp săn chắc. Nhưng bạn lại là một Boxer, bạn cần có một cơ thể linh hoạt chứ không phải thân hình đầy cơ bắp. Điều quan trọng hơn cả là trong boxing, bạn cần đấm nhanh, độ chính xác phải cao chứ không phải là đấm mạnh. Những boxer mới thường có gắng tung cú đấm thật mạnh, hết sức nhưng cũng không quan tâm đến nó có nhanh và chính xác hay không.

Đấm phải nhanh, chuẩn chứ không phải mạnh

Vì thế mà họ tập luyện với tạ thường xuyên, cố gắng đẩy nhanh hơn và nâng mức tạ nhanh nhất có thể.Trong boxing, 1/10 của giây nếu bạn nhanh hơn đối thủ bạn cũng đã có thể knockout được đối thủ rồi. Vì thế, thay vì nâng tạ để đấm mạnh hơn, bạn nên tập đấm nhanh hơn bằng các bài tập như: Shadowbox (đấm gió), Tập với bóng phản xạ, đấm bao cát, tạp bóng tennis,…

2. Muốn đấm mạnh, phải thả lỏng cơ thể

Khi tập tạ, bạn sẽ phải gồng cơ thể lên hết mức có thể nếu đẩy tạ quá nặng và đây là một điểm yếu vì muốn đấm mạnh thì phải thả lỏng các cơ. Bí quyết của những vận động viên chuyên nghiệp không phải là luyện tập cho cố để có một sức đấm tốt nhất. Điều quan trọng là họ biết thả lỏng cơ, dồn lực đấm mạnh nhất vào lúc thích hợp. 

Tăng lực đấm và tốc độ đấm là cách phổ biến nhất để đấm mạnh hơn. Đa số sẽ chọn tăng lực đấm. Tăng tăng lực đấm sẽ tốn quá nhiều sức và năng lượng của võ sĩ. Vậy phải làm như thế nào để tăng tốc độ đấm?  Đó chính là thả lỏng các cơ, chỉ khi thả lỏng cơ thì mới giải phóng sức nặng. Tập tạ ngăn cản sự giải phóng sức nặng của cơ bắp.

3. Nâng tạ làm giảm khả năng thả lỏng của cơ

Nếu phải so sánh giữa một vũ công và một vận động viên cử tạ thì bạn nghĩ ai sẽ giống một boxer hơn? Có rất nhiều tranh cãi về vấn đề tập tạ trong boxing như cách để có cú đấm mạnh sẽ làm cho bạn cơ thể giảm tốc độ, cứng cơ và dễ bị kiệt sức hơn. Không nói đến các môn thể thao khác nhưn trong boxing thì điều này lại là đúng. Bạn có chắc mình có đủ sức bền để giữ thể lực đấm mạnh như vậy suốt 5 hiệp đấu? Vì khi bạn mệt, bạn không thể tránh nổi các cú đấm của đối thủ khi di chuyển thân mình chậm chạp.

4. Đấm với lực mạnh chưa chắc đã thắng


Các yếu tố như: kỹ thuật, góc đánh, tốc độ đánh và căn thời gian chuẩn kết hợp với lực đấm mới có thể hạ gục đối thủ. Vì thế mà đấm mạnh chưa chắc bạn đã thắng và chỉ có những "lính mới" mới tìm mọi cách làm sao để đấm thật mạnh. Boxer chuyên nghiệp sẽ tìm cách nâng cao kỹ thuật, phòng thủ và thực hiện đòn đấm theo combo. Và nếu bạn muốn đấm mạnh và hiệu quả thì chỉ có thể là luyện tập chăm chỉ để có được kết quả tốt nhất. 

5. Đa phần, lực của cú đấm không phải bắt nguồn từ cơ bắp

Boxing, lực đấm không phải hoàn toàn bắt nguồn từ cơ bắp mà nó được trợ lực rất nhiều từ vai và khả năng di chuyển của võ sĩ. Tốc độ chính là yếu tố quyết định kết quả của cú đấm trong boxing, điều này cũng giống như khi bắn một viên đạn, lực sát thương càng lớn khi viên đạn chuyển động với tốc độ càng nhanh, không liên quan đến khối lượng của viên đạn là bao nhiêu. Vì thế, muốn thành một chiến binh, hãy luyện tập để có một tốc độ tốt nhất. 

Trên đây là một số chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn. Bạn có thể sử dụng tạ như một cách rèn luyện thể lực và sức bền chứ không nên làm dụng để gia tăng sức mạnh cho nắm đấm. Chúc bạn có những buổi luyện tập an toàn và hiệu quả.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét