Bao cát boxing 1m

Bao cát boxing 1m khá êm, mềm giúp bạn tăng cường thể lực, tăng thêm sự linh hoạt cho cơ thể, cải thiện thể hình, vóc dáng cơ vai và cơ ngực săn chắc, giảm chấn thương trong quá trình luyện tập.

Vì sao bạn nên tập boxing

Boxing còn được gọi là đấm bốc đây là môn thể thao giúp rèn luyện sức khỏe đang rất được ưa chuộng trong thời gian hiện nay, nhất là các bạn trẻ.

Có nên cho bé tập boxing

Boxing là môn thể thao đối kháng, thực chiến nên nhiều bậc phụ huynh lo lắng nó sẽ gây nguy hiểm cho bé trong quá trình luyện tập nên không cho bé đi tập môn võ này mà cho bé tập những môn võ khác.

Lợi ích của việc tập boxing đối với phụ nữ

Hiện nay, boxing đã không còn là môn thể thao xa lạ nữa, nó ngày càng được ưa chuộng không phải chỉ có nam giới mà rất nhiều bạn nữ cũng tập môn thể thao võ thuật này.

Một vài lời khuyên hữu ích trong võ thuật

Hiện nay, việc tập luyện võ thuật là cả 1 ngành khoa học với hệ thống lý thuyết, kiến thức đầy đủ, phong phú. Tuy nhiên, có nhiều võ sinh bỏ quên nhiều yếu tố quan trọng trong võ thuật.

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

Những kỹ thuật chơi bẩn trong Boxing có thể bạn chưa biết

Dirty boxing- đòn bẩn là cách mà các võ sĩ lách luật khi thi đấu Quyền Anh. Hệ thống luật lệ thi đấu của môn thể thao này khá chặt chẽ nhưng vẫn có một số kỹ thuật “chơi bẩn” trong Quyền Anh mà võ sĩ vẫn có thể khai thác sử dụng. Hãy cùng Võ Thuật Tây Sơn tìm hiểu nhé.

"Chơi bẩn" được bắt nguồn tư đâu?


Nếu nói đến những người phát minh ra những mánh khóe chơi bẩn này có lẽ chính là những người Philippines nhập cư vào Mỹ. Từ những năm 20 của thể kỷ trước, các kỹ thuật này được sáng tạo để thượng đài cùng những võ sĩ cao to người Mỹ. Mục đích chính là để khắc phục tinh trạng thể hình nhỏ bé của người Châu Á.

Những kỹ thuật này được đúc kết qua nhiều năm và nhiều thế hệ võ sĩ. Nó không chỉ được sử dụng trong Boxing, các môn thể thao khác như: MMA, Muay Thái, Sillat, BJJ,… cũng có những đòn chơi bẩn như vậy. Các đòn này sẽ được sử dụng trước khi có sự can thiệp của trọng tài.

Một số các kỹ thuật “chơi bẩn” trong Boxing

Các đòn trỏ ngầm


Ban đầu, các kỹ thuật chơi bẩn trong Quyền Anh khá đa dạng và phức tạp. Các võ sĩ thường xuyên sử dụng đòn chỏ “ngầm” khi ôm giữ hoặc thực hiện những cú móc ngang. Ngoài ra trong các tình huống ôm giữ mà trọng tài không kịp can ngăn, võ sĩ Quyền Anh thậm chí có thể móc bẻ tay đối thủ.

“Dirty Boxing” là thuật ngữ chỉ những kỹ thuật Quyền Anh không hợp lệ, hoặc được thiết lập để khai thác các kẽ hở trong luật thi đấu. Đấm vào đầu đối thủ khi đang ôm giữ là kiểu chơi bẩn thường thấy nhất.

Ôm đối thủ ở tư thế đứng


Không phải tự nhiên mà các kỹ thuật này được gọi là “đòn bẩn” và còn bị cấm. Lý do đơn giản vì chúng có thể nguy hiểm, chấn thương cho võ sĩ cũng như tạo nên trạng thái không Fairplay khi đối kháng. Có những đòn trong Mauy Thái chấp nhận được nhưng trong Boxing thì không.

Nhưng đến bây giờ, luật lệ đã chặt chẽ hơn nên tỷ lệ chơi “đòn bẩn” của các boxer đã không còn nhiều. Có chăng chỉ là đòn Clinch (ôm, xiết đối thủ ở tư thế đứng). Quyền Anh khác với các môn võ khác là ở khả năng phản xạ và bắt né thân trên. Nhưng nếu võ sĩ bị bắt giữ lại thì các đòn tấn công sẽ bị vô hiệu và dễ dàng trúng các cú đấm từ đối thủ hơn.

Những đòn bẩn "hợp lệ" của anh Năm Mayweather


Floyd Mayweather là một trong những võ sĩ Quyền Anh tài năng nhất lịch sử, và cũng là một bậc thầy trong “nghệ thuật” chơi bẩn. Thế thủ Philly Shell của anh thường xuyên gây ra những cú giật chỏ “vô tình”, đồng thời giúp anh dễ dàng tung ra những cú đấm ngắn  từ vị trí an toàn.

Dù luật Quyền Anh hoàng toàn cấm việc đối thủ tiếp tục ra đòn sau khi đã vào trạng thái ôm giữ nhưng luôn có một khoảng hở giữa lúc tình huống ôm giữ thực sự diễn ra cho đến khi trọng tài can thiệp. Khoảng hở này tuy chỉ kéo dài một vài giây nhưng đã đủ để cho những kỹ thuật chơi bẩn diễn ra và… hoàn toàn hợp lệ.

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Đòn khóa cổ của Khabib nguy hiểm đến mức nào?

Trận đấu giữa Conor McGregor vs Khabib Nurmagomedov chính là tâm điểm trong UFC 229 diễn ra vào ngày 7/10. Pha bẻ cổ (Neck Crank) cực hiểm của Khabib đã ấn định chiến thắng và bảo vệ đai vô địch thành công. Vậy bạn có biết được đòn khóa cổ đó nguy hiểm đến mức nào không? 

Có lẽ do những lời nói lỗ mãng nặng nề của Conor mà Khabib phải sử dụng đến đòn đánh này nhằm kết thúc trận đấu. Đòn này bị cấm ở rất nhiều môn võ do mức độ nguy hiểm của nó.

Đòn khóa cổ của Khabib nguy hiểm đến mức nào? 


MMA có 2 đòn nguy hiểm đó là: Neck crank và Rear naked choke. Điểm khác biệt lớn nhất giữa đòn neck crank và đòn rear naked choke (khóa cổ phía sau – đòn đánh khá phổ biến tại các giải MMA, gọi tắt RNC) đó là phương thức kết liễu đối thủ. Thay vì khiến cho đối ngạt thở như RNC, neck crank lại khiến đối thủ phải đau đớn tột cùng bởi động tác bẻ cổ. Khi Khabib sử dụng đòn này, ngay lập tức Conor đã phải xin đầu hàng. 

Về lý thuyết, RNC nguy hiểm hơn vì ảnh hưởng trực tiếp đến đường dẫn oxi lên não. Tuy nhiên, nếu có trọng tài giám sát, những pha RNC được can thiệp kịp thời cùng lắm chỉ gây ra bất tỉnh trong chốc lát mà không gây ra những hậu quả nghiêm trọng sau đó. Nhưng những đòn khóa cổ thì lại gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nhẹ thì đau đớn còn nặng thì có thể trật khớp cổ hoặc gãy cổ.

Neck Crank trong thi đấu sẽ chỉ dừng ở mức chèn hàm và siết vặn, neck crank trong thực tế còn đi kèm với việc bẻ cổ kết liễu đối phương.Thông thường các võ sĩ ít sử dụng đòn này và rất hạn chế. Nhưng đòn khóa cổ của Khabib là đòn hiểm độc nhất.

Tính sát thương của Neck Crank


Chính vì không phải là một đòn khóa siết thông thường, sát thương của neck crank phụ thuộc vào sức khỏe và độ ác ý của người ra đòn. Neck Crank cũng không mang tính kết liễu thường thấy như ở RNC, do đó nhiều võ sĩ để bảo vệ bản thân khỏi RNC đã hy sinh đưa cằm mình chèn vào cẳng tay đối thủ để đối thủ Neck Crank.

Tuy không mang tính kết liễu như RNC nhưng Neck Crank gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng từ chấn thương cổ tới vỡ xương hàm, trật khớp hàm,… hoặc nhẹ nhất cũng sẽ gây ra những cơn đau dai dẳng kéo dài.

Tại UFC 229, Khabib Nurmagedov đã kết liễu Conor McGregor bằng một pha Neck Crank. Trên thực tế, vị trí tay của Khabib đã ôm được hết quai hàm của Conor do đó, pha neck crank của Khabib trở thành một đòn kép không thể trốn thoát. 

Nếu Conor cố gắng gồng cứng và ghì cằm, Khabib sẽ dùng sức mạnh của mình mà ép siết bằng đòn Jaw Crusher cho đến khi quai hàm của Conor McGregor vỡ ra trước khi Conor kịp thấy đau. Nếu Conor thả lỏng, Khabib sẽ thực hiện Neck Crank vặn cổ Conor.

Đòn bẻ cổ có hợp lệ trong MMA?


Không phải giải đấu MMA nào cũng cho phép võ sĩ thực hiện đòn khóa cổ này vì tính sát thương cao của nó. Neck Crank bị cấm ở các giải đấu BJJ (Nhu thuật) và trong các giải MMA bán chuyên, nghiệp dư thì đòn này lại bị cấm. Bởi vì chúng gây chấn thương nguy hiểm đến tính mạng cho các võ sĩ chịu đòn. Nhưng trong UFC thì đòn khóa cổ này vẫn được cho phép sử dụng. 

Đòn khóa cổ của Khabib Nurmagomedov đã chèn vào hàm của Conor Mcgregor tạo nên một thế tấn công kép. Nếu Conor không xin đầu hàng ngay lúc đó chắc chắn sẽ nhận một trận đau đớn tột cùng. 

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Đừng bao giờ coi thường yếu tố chiến thuật trong Boxing

Nếu bạn chỉ đang nghĩ Boxing là bộ môn chỉ đấm, đấm mà không cần dùng đến đầu óc thì bạn đang thuộc nhóm những người tập luyện thiển cận. Chiến thuật quyết định rất nhiều thứ, nếu không, sẽ không có người nói rằng Quyền Anh là bộ môn nghệ thuật kết hợp giữa cái đầu và đôi tay.

Mọi hoạt động trên võ đài đều phải theo chiến thuật


Trên thực tế, nếu một trận đấu Boxing mà không có chiến lược hay cách đánh boxing hợp lý thì nó sẽ giống như 2 kẻ điên lao vào nhau, đấm điên cuồng cho đến khi một người ngã xuống. Nhưng nếu chỉ đơn giản như vậy, boxing đã không phải là một môn khoa học, môn nghệ thuật đến từ những cú đấm. 

Nói một cách khác, Quyền Anh là môn thể thao mang đầy tính chiến thuật. Chiến thuật boxing được coi là kim chỉ nam cho mọi võ sĩ, định hướng cho họ cách đánh boxing của mình. Võ sĩ chắc chắn sẽ thua khi không có cho mình một chiến thuật rõ ràng khi bước lên sàn thi đấu. 

Bạn thua, có lẽ do bạn chưa chuẩn bị tốt


Nếu bạn đang đấu với một đối thủ ngang cơ cả về thể lực và trình độ mà bạn vẫn chịu thua thì điều này chứng tỏ bạn đã chuẩn bị chưa thực sự kỹ. Các chiến thuật đúng thường mang lại ưu thế cho boxer và chúng có thể thay đổi khi thi đấu tùy vào tình hình thực tế.

Và một võ sĩ giỏi sẽ biết tự thay đổi chiến thuật boxing giữa các hiệp đấu để giành được chiến thắng. Nếu đã chuẩn bị tốt mà vẫn thua, chắc chắn bạn đã thiếu may mắn và thắng hay thua cũng không còn thành vấn đề nữa.

Nếu được, hãy áp đặt lối chơi của mình lên đối thủ


Lối chơi là để phát huy các điểm mạnh của võ sĩ và che đi các yếu điểm chết người trên sàn thi đấu. Trong boxing, có một câu ngạn ngữ nói rằng: ‘Styles make fights’. Điều này có nghĩa là mỗi võ sĩ đều có một phong cách thi đấu riêng và tùy thuộc vào phong cách của đối phương, mỗi cặp đấu sẽ có kết quả khác nhau. 

Dù bạn có cách đánh boxing theo lối chơi nào đi chăng nữa, hãy cố gắng để mình là người kiểm soát trận đấu. Việc áp lối chơi của mình lên đối thủ sẽ giúp bạn chiếm thế thượng phong trên võ đài.

HLV giữ vai trò rất quan trọng


Một trong 7 điều võ sĩ cần biết trước khi thượng đài là phải đi theo một HLV giỏi. Chiến thuật boxing cực kỳ quan trọng vì nó tạo nên sự khác biệt ở một mức độ cao nhất.  Các võ sĩ vĩ đại nhất trong lịch sử sử dụng chiến thuật độc đáo đã mang lại cho họ những chiến thắng đáng kinh ngạc và đáng nhớ. Và đó là lí do tại sao các võ sĩ luôn phải cố gắng đầu tư vào một HLV giỏi.

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

Những góc khuất ít ai biết về Muay Thái

Trong những năm gần đây, cùng với kickboxing thì Muay Thái nổi lên như một hiện tượng. Nó là một bộ môn thể thao thực chiến cực kỳ nguy hiểm và cũng là cơ hội đổi đời với nhiều võ sĩ sau những trận đấu đỉnh cao. Nhưng dưới đây là một số góc khuất không phải ai cũng thực sự biết rõ về Muay Thái.


Những điều dưới đây là một góc nhìn nhân văn nhất về tình trạng thi đấu không giấy phép và tràn lan hiện nay.

Muay Thái, nỗi ám ảnh mang tên “mưu sinh”

Thái Lan tuy là nước đang phát triển khá tốt nhưng ở rất nhiều vùng quê nghèo, những đứa trẻ phải mưu sinh kiếm sống để giúp đỡ bố mẹ. Muya Thái bị “thể thao hóa” và trở thành một cơ hội kiếm tiền cho những trẻ em nghèo. Thậm chí chúng còn bỏ học để tham gia vào các lò luyện võ với hy vọng đổi đời. 

Không chỉ người lớn, mà trẻ em từ 7 tuổi thi đấu để kiếm tiền cũng không phải điều gì lạ lùng ở đây. Và chúng nghiễm nhiên trở thành những con cờ của “nền kinh doanh cá độ”.

Chế độ luyện tập hà khắc của những võ sĩ nhí

Trẻ em từ 7-10 tuổi phải đến các lò luyện quyền Thái với hy vọng có thể kiếm tiền mưu sinh từ những trận thi đấu. Những bài tập luyện là một quá trình cực kỳ gian khổ và không phải ai cũng có thể vượt qua. Những đứa trẻ không có điều kiện buộc phải lựa chọn con đường gian khổ này. Thay vì được mang cặp sách đi học, những đứa trẻ phải mang găng tay đấm bốc, giáp đấu lên sàn.


Hiện nay, ở Thái Lan có khoảng 30.000 trẻ em đang tập và thi đấu như thế. Chúng luyện tập điên cuồng để tham gia các kỳ thi đấu Muay, thâm chí là ép cân nếu bị thừa cân để thi đấu. Số tiền giành được từ những trận đấu, tiền thưởng, tiền thắng cược,…đó là một khoản thu nhập khá lớn đối với người nghèo.

Đối mặt với nguy cơ chấn thương nguy hiểm

Muay Thái hay những môn thể thao đối kháng khiến trẻ em phải đối mặt với nguy cơ bị chấn thương nguy hiểm là rất lớn. Đặc biệt là các chấn thương ảnh hưởng đến não bộ. Nhìn cảnh những đứa bé phải chịu đau đớn về thể xác trong quá trình tập luyện.


Hơn nữa là những trận đấu nguy hiểm đến tính mạng thì ai cũng xót xa, người tập thì nhiều nhưng người thành công thì ít. Thêm vào đó, sự nghiệp thi đấu cũng không kéo dài quá lâu, đó sẽ mãi không phải là một nghề làm việc lâu dài và vững chắc.

Tóm lại:

Việc cho trẻ em học võ được rất nhiều phụ huynh hưởng ứng. Bạn có thể giúp con bạn trở lên mạnh khỏe hơn nhưng bắt những đứa trẻ trở thành một công cụ kiếm tiền là điều vô cùng vô đạo đức. Đây là điều đáng quan ngại khi ngày càng có nhiều đứa trẻ kiệt sức vì luyện tập. 

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2018

Những sai làm hay gặp phải với cú móc trong Boxing

Cú đấm móc là một đòn tấn công quan trọng nhất là với bộ môn Boxing, Muay Thái,... Dưới đây là những sai lầm mà bạn thường mắc phải khi tung ra cú đấm móc. Nếu đang mắc phải những sai lầm này, hãy cố gắng sửa sai để có những cú đấm tốt nhất.

Hy vọng những chia sẻ này của Võ Thuật Tây Sơn có ích với bạn trog luyện tập.

1. Cự ly đấm không đúng

cự ly đấm khi tung cú móc ngược

“Nhất cự li, nhì tốc độ”, điều này rất đúng trong thi đấu quyền Anh. Một sai lầm thường thấy ở các boxer là không biết tính toán khoảng cách hợp lý khi ra đòn. Nếu đòn đấm ở một cự ly không chính xác thì rất có thể cú đấm sẽ không đúng lực hoặc khoong hiệu quả.

Khi tung cú đấm ở khoảng cách quá xa, các đòn sẽ bị đối thủ phán đoán chính xác và dễ gạt đòn thành công hơn. Thậm chí, nếu bạn không đủ nhanh, chắc chắn đối thủ sẽ tung ra đòn phản công nguy hiểm. Tính chất của các cú đấm móc trong Boxing là nhanh, mạnh, gọn gàng và uy lực. 

2. Đấm ở góc quá rộng


Dù bạn thực hiện cú đấm nào, Jab hay Uppercut, Hook hay Straight đi nữa thì việc tung đòn đấm ở một góc quá rộng thực sự khá nguy hiểm. Điều này được coi là tối kị. Vì sao? 

Khi bạn tấn công ở góc rộng, bạn sẽ bị lộ phần bên sườn, đối thủ có thể phản công bạn bằng 1 cú đấm mạnh vào be sườn. Đây là cơ hội cho đối thủ tung một cú Livershot về phía bạn. Những cú đấm như thế thực sự là tử thần trên sàn thi đấu. Vậy nên, hãy tấn công ở một góc hẹp vuawg phải để có lực đấm tốt nhất. 

3. Lơ là phòng bị


Không chỉ có những kỹ thuật boxing tấn công, các kỹ thuật phòng thủ phản công cũng vô cùng quan trọng. Các boxer thường chỉ quan tâm đến tấn công nhằm knock-out đối thủ nhanh chóng nhưng ko biết rằng, nếu không phòng thủ, chắc chắn bạn mới chính là người bi hạ đo ván

Hãy luôn luôn đảm bảo rằng khi bạn tung ra cú đấm móc móc, tay còn lại của bạn sẽ rụt về để bảo vệ mặt của bạn. Cả hai tay phải luôn luôn ở vị trí phòng thủ mọi lúc để đảm bảo bạn luôn chủ động trong phòng ngự. Đừng quên cú đấm móc là kỹ thuật vừa tấn công nhưng cũng có thể phòng ngự.

4. Chuyển trọng tâm cơ thể không đúng


Chuyển trọng tâm và tận dụng momen quay của cơ thể là cách tốt nhất tăng lực đâm cho các cú đấm móc trong Boxing. Sức mạnh của cú đấm không nằm ở cánh tay, nó năm ở việc bạn trợ lực từ eo, chân và thân dưới kết hợp với bả vai tốt nhất.

Bạn có thể luyện tập cách di chuyển và chuyển trọng tâm bằng những bài tập dưới đây. Chúng rất hiệu quả và có thể giúp các cú đấm tung ra dễ ăn điểm nhất. Chuyển trọng tâm đúng cách và bạn sẽ trở nên rất nguy hiểm với cú đấm móc và khi đó các đối thủ sẽ phải rất dè chừng bạn.

5. Lấy đà quá nhiều


Yếu tố bất ngờ quan trọng trong việc bạn có đánh bại đối thủ nhanh chóng hay không. Nếu lấy đà quá lâu, đối thủ sẽ có thời gian để phòng bị và phán đoán hướng ra đòn của bạn. Vì vậy, thay vì lấy đà lâu, hãy tung ngay một cú đấm nhanh, mạnh và gọn ghẽ sẽ giúp bạn tăng khả năng đánh thắng đối thủ hơn. 

Nếu bạn đang học hay luyện tập các cú đấm móc tấn công thì hãy tránh những lỗi sai cơ bản thường gặp này ra nhé. Chúc anh em thành công!

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

Livershot- đòn tử thần của mọi bộ môn đối kháng

Những cú đá vào vùng gan, hay còn gọi là các cú Livershot. Đây là đòn tấn công được nhiều võ sĩ sử dụng khi thượng đài của các bộ môn như: MMA, Boxing, Muay Thái,... Đây là một đòn tấn công nguy hiểm và có thể hạ đôi thủ cực kỳ nhanh chóng. Vậy tại sao nó lại được coi là tử thần trên sàn thi đấu?  

Liver shot tấn công vào vùng gan của đối thủ

Khác với những cú đấm, đá vào đầu là cách có thể tạo nên những cú K.O nhanh thì những cú đá vào mạn sườn tấn công vào gan hiệu quả thì có thể gây K.O ngay lập tức. Lớp màng bảo vệ quanh gan chứa vô số dây thần kinh và chúng liên kết trực tiếp với dây thần kinh hoạt động.

liver shot

Đây là một phần của hệ thống thần kinh kiểm soát và kiểm soát các hoạt động như: nhịp tim, nhịp thở, sự giản nở của mạch máu Hệ thống này cũng phản ứng trong các tình huống “fight to fight” và điều chỉnh các cơ quan nội tạng bao gồm dạ dày, ruột, thận, bàng quang, phổi, học sinh, tim, tuyến và gan.

Các biểu hiện khi trúng cú đá vào mạn sườn

Khi trúng cú Liver shot, các hệ thống thần kinh bị tác động mạnh và không thể kiểm soát được. Các dây thần kinh báo hiệu sự giãn nở đột ngột của các mạch máu khắp cơ thể, ngoại trừ não. Các biểu hiện của Boxer khi bị đá trúng đó là: nhịp tim giảm đột ngột, huyết áp giảm đáng kể, mạch máu giãn nở. Khi bị trúng cú đá vào mạn sườn như vậy, võ sĩ có xu hướng nằm thẳng hoặc nghiêng để cung cấp máu và oxy lên não. Đây chính là nguyên nhân của những cú K.O “tử thần”.

Các cú đánh vào mạn sườn

Khi trúng cú đá vào mạn sườn sẽ làm cho võ sĩ bị mất kiểm soát, mất ý thức do não dừng mọi hoạt động của cơ thể để tự bảo vệ khỏi sự tử vong. Nên khi võ sĩ bị tổn thương vùng này, bạn có thể sẽ không hoạt động được khi vẫn có ý thức.

Làm thế nào để sở hữu cú đấm “siêu nhân” này? 

Những cú Livershot không thể hiệu quả nếu được thực hiện ở tầm xa. Vi thế mà, để thực hiện chúng, bạn thương phải tiến lại gần hơn để tấn công. Điều này có nghĩa là bạn sẽ dễ bị đối phương phản đòn hơn bao giờ hết. Các kỹ năng boxing phòng thủ rất là quan trọng trong khi sử dụng đòn tấn công này.



Dẫu vậy, Liver shot vẫn là nhóm kỹ thuật xứng đáng để liều lĩnh. Nếu so sánh với những đòn vào phần thân thì đòn trúng vào vùng gan là đau đớn nhất, nhiều võ sĩ từng hạ knock-out đối thủ chỉ bằng đòn “Liver shot”. Cú Liver shot khiến đối thủ cảm thấy buốt kèm theo cảm giác khó thở. Trên sàn đấu Boxing, nhiều võ sĩ phải gục người xuống vì đòn này vì những cú đấm được trợ lực rất lớn từ găng tay boxing. 

Trên đây là một số chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn. Nếu bạn đang tìm kiếm một đòn tấn công có thể knock out đối thủ nhanh chóng thì đây là một đòn cực kỹ hữu dụng. Nhưng chú ý hãy phòng thủ thật tốt khi bị tấn công bằng liver shot nhé.

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Nếu đam mê Quyền Anh, không nên bỏ qua những bộ phim kinh điển này (P1)

Bạn có nghĩ Quyền Anh chỉ là một môn thể thao, một môn võ với những võ sĩ cục xúc khi thượng đài? Nếu bạn nghĩ như vậy, dưới đây là một số bộ phim Quyền Anh kinh điển mà Võ Thuật Tây Sơn muốn giới thiệu. Sau khi xem, chắc chắn bạn sẽ có những cái nhìn rất khác về môn thể thao kinh điển này.

1. Rocky Balboa (2006)


Rocky Balboa giống như một giai điệu mạnh mẽ, dữ dội chứa đựng niềm tin cuộc sống và ý nghĩa của hạnh phúc. Đây là một trong những bộ phim quyền Anh hay nhất . Đây là bộ phim đã tạo cảm hứng cho rất nhiều võ sĩ trên thế giới. Nhắc đến Rocky Balboa này là nhắc tới Sylvester Stallone và ngược lại. Họ đã cùng nhau xây dựng những hình tượng bất hủ trong lịch sử điện ảnh thế giới.

Nếu bạn đang cảm thấy bản thân muốn bỏ cuộc, hãy xem ngay bộ phim này. Chắc chắn bạn sẽ không thấy mình nên bỏ cuộc vì chắc chắn nếu cố gắng sau đó sẽ là vinh quang.

2. The Hurricane (1999)


Đây là một trong những bộ phim quyền Anh hay nhất được thực hiện bởi Denzel Washington. Ở The Hurricane, anh vào vai Rubin “Hurricane” Carter, võ sĩ quyền Anh người gốc Phi nổi tiếng, từng phải ngồi tù oan suốt 20 năm trời vì bị gán cho tội giết người. Cuộc chiến đòi lại công lý tại tòa án của Carter cũng đồng thời là cuộc chiến chống lại nạn phân biệt chủng tộc tại xứ sở cờ hoa. Denzel Washington có đề cử Nam diễn viên chính xuất sắc tại Oscar nhờ bộ phim.

3. Cinderella Man (2005)


Võ sĩ James Braddock đã mang lại cho người Mỹ rất nhiều hi vọng khi ông ấy có một sự nghiệp thăng hoa từ một công nhân bến cảng trở thành nhà vô địch hạng nặng thế giới trong giai đoạn “Đại Suy Thoái”. “Cinderella Man” là một bộ phim tiểu sử về cuộc đời của Braddock, được đạo diễn bởi Ron Howard và có sự tham gia diễn xuất của ngôi sao Russell Crowe trong vai Braddock, Renee Zellweger trong vai người vợ Mae Braddock.

4. The Fighter (2010)


“The Fighter” là một bộ phim tiểu sử về mối quan hệ giữa hai anh em võ sĩ đời thực Michky Ward (Mark Wahlberg) và Dicky Eklund (Christian Bale). Sự chân thực đến tăm tối của bộ phim này đã giúp nó mang lại thành công lớn, giúp Bale và bạn diễn Melissa Leo đạt giải Oscar danh giá. Đặc biệt, Bale đã phải giảm cân rất nhiều để thể hiện vai Eklund, một con nghiện.

5. Million Dollar Baby (2004)


Không những cho thấy khả năng lợi hại của nữ giới khi thượng đài, mà các bộ phim về nữ võ sĩ quyền ảnh còn có thể thắng cả giải Oscar cho hạng mục “Phim Xuất Sắc Nhất”, ví dụ điển hình chính là “Million Dollar Baby”. Bộ phim đã xây dựng nên một câu chuyện hết sức cảm động, giành đến bốn giải Oscar dành cho cả đạo diễn Clint Eastwood, nữ chính Hilary Swank và nam phụ Morgan Freeman.

Trên đây là một số bộ phim quyền Anh nổi tiếng. Nếu bạn đam mê boxing và coi nó như một bộ môn của nghệ thuật thì hãy dành thời gian để xem chúng. Chắc chắn nó sẽ lột tả cho bạn rất nhiều khía cạnh của cuộc sống.

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

5 nguyên tắc cần thuộc nằm lòng khi tập boxing

Dù bạn có tập boxing hay bất kỳ một bộ môn thể thao nào. Bạn cũng phải xác định cho mình những nguyên tắc cần phải tuân theo để đảm bảo sự luyện tập của bạn là có hiệu quả. Dưới đây là 5 nguyên tắc bạn cần nhớ rõ khi tập võ. 

Những nguyên tắc dưới đây được các HLV hàng đầu đề xuất và rất có ích dù bạn là người mới tập hay đã là một võ sĩ chuyên nghiệp.

1. Cần có HLV và bạn tập cùng


Có nhiều Boxer bỏ qua các vấn đề tập luyện với HLV và bạn tập để tự tập luyện tại nhà hoặc học võ qua mạng. Nhiều người nghĩ như vậy rất tiện lợi và tiết kiệm chi phí nhưng đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.

Học võ qua mạng có rất nhiều bất cập nếu như bạn tập sai cách. Bạn nên tìm cho mình một vài người bạn tập có cùng đam mê boxing hay võ thuật để tập cùng. Và muốn tập tốt thì phải có HLV hay người dạy học uy tín. Muốn học có thầy, muốn tập có bạn. Đây là bước đi đúng đắn đầu tiên khi tập võ.

2. Nghiêm túc nghĩ đến chuyện luyện tập



Trước khi tập luyện bạn nên nghiêm túc nghĩ đến chuyện tập luyện. Hãy đặt ra mục tiêu và các câu hỏi cho bản thân: Tại sao phải tập luyện chăm chỉ? Tập luyện với cường độ như vậy đã ổn hay chưa? Hoặc xác định cho bản thân là bạn muốn trở thành một boxer chuyên nghiệp thì hãy luyện tập thật chăm chỉ và có một lộ trình rõ ràng nhất.

Mục tiêu tập luyện cũng rất quan trọng, nó như kim chỉ nam cho mọi hành động tập luyện vì chắc chắn có những lúc bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi hây chán nản. Những lúc như vậy, hãy nghĩ đến mục tiêu luyện tập ban đầu của bản thân. 

3. Tập luyện cùng những chấn thương


Khi tập luyện võ thuật, gặp phải các chấn thương là điều không thể tránh khỏi. Chắc chắn trong đó có những chấn thương nặng khiến bạn phải nằm ở nhà tĩnh dưỡng đến cả tuần để vết thương khỏi hẳn. Nhưng cũng có những vết thương không phải là quá nghiêm trọng, quan trọng là bạn không lấy đó làm cái cớ để nghỉ tập. 

Chấn thương và nghỉ ngơi là điều đương nhiên nhưng nếu có thể, bạn cũng nên tập luyện những bài tập chuyên biệt nhẹ nhàng mà không làm ảnh hướng đến vết thương đó. Đã học võ, hãy chuẩn bị tinh thần sống cùng những chấn thương.

4. Luyện tập như thể hôm nay là ngày cuối cùng


Điều này không có nghĩa là bạn sẽ tập luyện sống chết, tập đến 200% sức lực của bản thân. Tập như thể hôm nay là ngày cuối cùng có nghĩa là, tập đến giới hạn chấp nhận và chăm chỉ nhất có thể. Nếu tập quá mệt mỏi, rất có thể bạn sẽ gặp phải những chấn thương đáng tiếc. Thậm chí gặp nguy hiểm.

5. Ngoài những đòn đấm đá, hãy học cách di chuyển

Một trong những cách để có đòn đấm mạnh nhất là cần biết kết hợp giữa chuyển động thân mình và lực đấm. Sai lầm thường gặp khi bạn tập bao cát  là đứng yên một chỗ và đấm đá, hoàn toàn thiếu các bước di chuyển xung quanh. Trong Boxing, mỗi võ sĩ đều chú trọng đến bộ pháp, cách di chuyển (footwork).

Những kỹ thuật cơ bản sẽ rất quan trọng. Không chỉ trong Boxing mà cả các môn võ khác đều có thể áp dụng các nguyên tắc này. Chúc anh em thành công.


Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

Có nên tự thiết kế cho mình một phòng tập Boxing tại nhà?

Có nhiều người lựa chọn tự set up cho mình một phòng tập ngay tại nhà khi có đủ điều kiện. Tự tập tại nhà thay vì đến phòng tập cũng có nhiều mặt ưu điểm của nó. Dưới đây là một số lý do bạn nên tự trang bị phòng tập tại nhà nếu có thể.

Bạn có thể làm chủ được thời gian tập luyện

Hầu hết các phòng tập Gym hay Boixng hiện nay đều có giờ mở cửa từ sáng đến tối, một số phòng tập cũng giới hạn thời gian mở cửa. Nhưng không phải ai cũng có thể dậy sớm đến phòng tập hay tối đi làm về ghé qua. 

Set up phòng tập tại nhà

Điều này cũng rất bất tiện và phụ thuộc thời gian nếu bạn là một người bận rộn, không có khoảng thời gian tập luyện cố định. Do đó, việc tự setup phòng tập boxing tại nhà có thể giúp bạn làm chủ được thời gian luyện tập, bạn có thể tập luyện bất cứ khi nào bạn muốn và bạn rảnh rỗi.

Tập ở bất kỳ điều kiện thời tiết nào

Thời tiết là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến việc bạn có muốn đến phòng tập hay không. Có thể trời đẹp bạn đến phòng tập rất chăm chỉ. Nhưng khi thời tiết xấu, chắc chắn bạn sẽ lười vì chẳng ai muốn mặc áo mưa để đi đến phòng tập cả.

Nếu như bạn có một phòng tập boxing tại nhà, nắng mưa đã không còn là vấn đề nữa. Các boxer có thể tập boxing, Gym ở bất cứ điều kiện thời tiết nào. Đây cũng là một trong những ưu điểm của việc tập boxing tại nhà.

Tránh xa được những nơi ồn ào, đông đúc khi tập luyện


Tiếng ồn và đông người làm giảm hiệu quả và mức độ tập trung khi luyện tập. Đặc biệt, với những CLB quá đông học viên thì việc chờ để luyện tập là không thể tránh khỏi. Chính thời gian chờ đợi làm cho boxer cảm thấy nhanh chán hơn và bỏ dở buổi tập luyện. Khi tập tại nhà, boxer có thể tập trung tuyệt đối vào các bài tập. Nếu muốn bạn cũng có thể mời bạn bè về tập và đối luyện cùng. 

Một số lưu ý cần biết khi set up phòng tập boxing tại nhà

Chi phí rất lớn

Để có thể thiết kế được một phòng tập Mini tại nhà không phải là điều quá dễ dàng với bất kỳ ai. Thông thường mức chi phí bạn cần đầu tư để học Boxing chỉ rơi vào khoảng 1200.000đ ban đầu (đã bao gồm chi phí găng và băng đa). Nhưng khi tự set up cho mình một phòng tập thì bạn phải có một khả năng tài chính khá tốt vì giá các dụng cụ Boxing và phòng tập không hề rẻ. 

Cần có đầy đủ các phụ kiện khi tập

Khi set up một phòng tập boxing tại nhà, ít nhất bạn phải chuẩn bị những phụ kiện cơ bản như: Bao cát boxing, găng tay boxing, trụ đấm hoặc máy chạy bộ, tạ taym tạ chân, bóng phản xa, gương,… Ngoài ra không gian phòng tập cũng là điều cần phải cân nhắc đến vì không phải ai cũng có một phòng trống đủ rộng để có thể tạo thành một phòng tập tại nhà.

Bạn phải là Pro-boxer

Nhiều người luôn tự hỏi: Có nên tự tập Boxing tại nhà hay không? Tự tập Boxing tại nhà được HLV đề xuất cho những người đã tập một thời gian và đã có đủ các kỹ thuật Boxing căn bản. Nếu không, việc tự tập tại nhà rất nguy hiểm vì có khả năng gây ra các chấn thương cao. Hoặc không có người chỉnh sửa kỹ thuật tạo thành những lỗi sai khó bỏ.

Trên đây là một số chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn. Nếu bạn đủ điều kiện về không gian và kinh phí thì nên tự set up cho mình một phòng tập Boxing như vậy. Chúc các bạn có những buổi tập hiệu quả và an toàn.

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

Tổng hợp các bài tập thể lực hiệu quả cho người mới tập Boxing

Tập võ, trước tiên điều mà bạn cần rèn luyện trước tiên đó chính là luyện tập thể lực. Nếu bạn không có đủ tài chính để đến phòng tập hay thuê cho mình một HLV thì những bài tập rèn luyện thể lực tại nhà dưới đây mà Võ Thuật Tây Sơn sẽ chia sẻ dưới đây là một lựa chọn tuyệt vời.



Bạn cũng nên lưu ý các bài tập bổ trợ chỉ giúp bạn có một thể lực tốt hơn chứ hoàn toàn không giúp bạn tự học được những kỹ thuật boxing căn bản thay một HLV chuyên nghiệp đâu nhé!

Boxer cần tăng cường các bài tập chạy bộ

Chạy bộ là cách cực kỳ tốt để bạn rèn luyện thể lực. Bạn có thể chạy bộ 5-7km trong 30 phút hoặc 1h để nâng cao thể lực. Nếu bạn chạy quá chậm hoặc không thể hoàn thành mục tiêu, điều này có nghĩa là bạn đang quá yếu. Mỗi Boxer nên duy trì bài tập chạy bộ khoảng 4 buổi/tuần để có một sức bền tốt hơn.

Có một chế độ ăn dinh dưỡng và hợp lý


Chế độ ăn ảnh hưởng đến 70% hiệu quả luyện tập của một võ sĩ chứ không phải không ảnh hưởng như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu bạn ăn uống không lành mạnh, những buổi tập của bạn sẽ chẳng có tác dụng gì. Thậm chí kết quả sẽ bằng 0.

Tập các bài tập nặng và có khởi động kỹ càng

Boxer cần luyện tập thói quen tập luyện ở cường độ cao khi đã có đủ thời gian khởi động để cho các cơ bắp làm quen dần dần. Các cơ bắp và hệ tuần hoàn trong cơ thể sẽ quen dần với những bài tập nặng và nếu như bạn cảm thấy hơi ê ẩm, đau buốt lúc đầu tiên thì chắc chắn, cơ bắp của bạn đang phát triển.

Xác định rõ mục tiêu luyện tập của bản thân

Bạn nên xác định xem mình tập luyện để trở thành một võ sĩ chuyên nghiệp hay chỉ muốn giảm cân, có sức khỏe tốt
Dù bạn có muốn trở thành một võ sĩ chuyên nghiệp hay không hoặc đơn giản chỉ muốn tập luyện giảm cân, duy trì sức khỏe hoặc một vóc dáng tốt thì bạn cũng phải rèn luyện cho bản thân mình một thể lực tốt nhất. Trừ những bộ môn thể thao chỉ cần hoạt động trí não như cờ vua mới không cần đến thể lực.

Lưu ý Boxing không giống như khi bạn đi tập Gym để có một cơ bụng đẹp 6 múi. Cơ bắp phát triền đều và có hiệu quả mới là thứ bạn cần. Đó là lý do vì sao người nhỏ con vẫn có thể Knockout được một gã to con.

Các bài tập thể lực hiệu quả trong Boxing 

Kéo tạ chân

Sử dụng tạ chân rất tốt cho việc luyện tập các cơ chân và đùi. Tuy nhiên với các chị em nữ thì việc sử dụng tạ chân nên hạn chế hơn vì nó sẽ làm to hơn phần bắp chân. Tập Boxing và sở hữu một đôi chân to là điều không chị em nào thích cả.

Hít xà kèm tạ


Bài tập này sẽ tăng cường cho nhóm cơ bắp tay sau và phần cơ lưng rất tốt. Đặc biệt là các boxer đang trong độ tuổi thiếu niên thì bài tập bổ trợ này có thể giúp tăng chiều cao rất tốt.

Kéo tạ bằng một chân

Bài tập này giúp tăng cường khả năng cân bằng, và luyện cơ tay cùng với phần vai. Các boxer chú ý, nên sử dụng các loại tạ vừa cho bài tập này, không nên dùng tạ quá nặng sẽ gây ra các chấn thương.

Trên đây là một số chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn. Những bài tập luyện này rất tốt cho những ai muốn rèn luyện thể lực. Nếu bạn là một người mới tập Boxing thì thể lực là thứ đầu tiên bạn nên nhắm đến. Chúc các bạn thành công và có một thể lực tốt để luyện tập.


Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018

Hướng dẫn chọn băng đa quấn tay khi tập võ

Nếu bạn đang tập luyện các môn võ thuật đối kháng như Boxing, MMA, Muay Thái,... thì băng đa quấn tay là một phụ kiện boxing không thể thiếu. Băng đa quấn tay có thể giúp các võ sĩ bảo vệ tốt nhất bàn tay của mình. Dưới đây là một số lời khuyên của mình trước khi các bạn quyết định mua băng đa.
Băng đa boxing

Vai trò quan trọng của băng đa khi tập võ

Không sử dụng băng đa khi dùng găng tay boxing là một trong những sai lầm thường mắc phải của những người mới tập Boxing. Đa phần những Boxer mới thường không hiểu hết được tầm quan trọng của việc sử dụng băng đa quấn tay dưới đây:
  • Bảo vệ khớp ngón tay và cổ tay không bị xảy ra các hiện tượng như: bong gân, trật khớp khi đấm.
  • Giúp cho găng tay chặt hơn, không bị trượt ra khi sử dụng. Và đăc biệt, băng đa quấn tay là nơi thấm hút mồ hôi làm giảm mùi hôi khó chịu khi đeo găng lâu. 
  • Băng đa sẽ che đi phần khớp tay khi đấm mạnh vào bao cát. Nếu không dùng băng đa quấn tay, một chấn thương với khớp ngón tay hay cổ tay thì võ sĩ cần ít nhất 2 tuần để chấn thương phục hồi.

Các loại băng đa có kích cỡ tiêu chuẩn trên thị trường

Băng đa 2.5m

Đây là loại băng đa quấn tay thường dùng cho các bé từ 6-10 tuổi. Loại băng đa này ngắn và phù hợp cho các bé có bàn tay nhỏ, ngắn. Bố mẹ không nên quên đeo băng đa cho bé khi tập võ nhé.

Băng đa 3.2m

Loại băng đa 3.2m thường được khuyên dùng nhiều cho phụ nữ và các thanh thiếu niên có kích cỡ bàn tay không quá lớn. Nếu dùng băng đa dài quá rất có thể tay sẽ cảm thấy khó chịu khi đấm hay đeo găng. Hầu hết các hãng đều có loại băng đa 120 inches như: Everlast, Walon,…

Băng đa 5m (180 inches) 

Đây là loại được nhiều võ sĩ sử dụng nhất và nó cũng thông dụng nhất trên thị trường. Băng đa 5m khá dài, vừa cả với những ai có bàn tay to và bảo vệ cổ tay, bàn tay tốt hơn loại băng đa quấn tay 3.2m. Một số thương hiệu nổi tiếng như: Title, Ringside,…

Các lưu ý khi lựa chọn băng đa quấn tay

Dùng loại băng đa mang đúng nghĩa là “quấn”

Các loại băng đa không cần quấn tay mà chỉ cần xỏ ngón thì boxer không nên dùng vì chúng không an toàn và sẽ làm cho tay của bạn cứng như một khối đá

Sử dụng loại vải có thể dùng được trong máy giặt


Khi mua băng đa, nên xem loại vải này có sử dụng được trong máy giặt thường xuyên không vì băng đa quấn tay là vật dụng bạn cần giặt rất thường xuyên. Lý do bởi nếu không giặt thường xuyên thì chúng sẽ gây ra các mùi hôi khó chịu vì thấm mồ hôi trong quá trình tập. Boxer nên chọn các loại băng đa làm bằng vải cotton, chúng mềm hơn và vệ sinh cũng dễ dàng hơn.

Để ý đến độ co dãn của băng da 

Hãy quấn thử băng đa cùng với găng tay boxing để chắc chắn rằng loại băng đa quấn tay đó có độ co dãn tốt và vừa với găng boxing bạn đang mang. Cảm giác thoải mái khi sử dụng là điều kiện tiên quyết khi lựa chọn. Đa phần các loại băng đa đều không quá đắt đỏ, nếu có thể, hãy mua cho mình 2 đôi băng đa để tay đổi tốt nhất khi tập luyện.

Trên đây là một số chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn khi các anh em đi mua băng đa. Chúc các bạn lựa chọn được một đôi băng đa phù hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm: Làm sao để luyện tập Footwork tốt hơn.

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

Làm sao để luyện tập Footwork tốt hơn?

Khả năng né đòn và phản xạ phản công rất quan trọng. Bạn có thể tránh được những cú đấm cực mạnh của đối thủ, cũng có thể gạt và phá các thế gài tấn công mà đối thủ bày ra. Dưới đây là 5 mẹo giúp bạnluyện tập footwork trong boxing  tốt hơn.

Footwork là khả năng di chuyển, phản xạ, né đòn kết hợp tấn công để giúp các võ sĩ để võ sĩ có thể phòng thủ và suy trì sự cân bằng khi thi đấu. Tuy nhiên những kỹ năng này không phải ngày một ngày hai mà tập thành công. 

1. Đừng bao giờ bỏ qua đấm gió

Shadowbox cực kỳ hữu dụng khi tập footwork. “Đấm gió" có những tác dụng mà bạn không ngờ đến không chỉ là luyện khả năng di chuyển cho đôi chân. Hãy cố gắng tập với những bước nhỏ và tốc độ chậm trước tiên sau đó tăng dần tốc độ chuyển động của chân. Nếu bạn bỏ qua bài tập này, hẳn là bạn sẽ không bao h có thể luyện tập được khả năng di chuyển thần kỳ.



Đồng thời với việc di chuyển bước chân là việc kết hợp với các đòn đấm hoặc di chuyển phần thân trên và bả vai để đạt được hiệu quả tốt nhất. Shadowboxing có thể tập bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào như một bài luyện tập footwork trong boxing hoàn hảo.

2. Kiểm soát khoảng cách

Cho dù tầm với của boxer có xa hay gần thì việc kiểm soát khoảng cách cũng là điều cực kỳ cần thiết. Tấn công ở một khoảng cách tối ưu có thể thể hạ đối thủ và ngược lại cũng có thể phòng thủ những cú tấn công bất ngờ. Để có thể kiểm soát khoảng cách tốt, các boxer có thể luyện tập footwork trong boxing bằng cách tập xung quanh bao cát boxing hoặc tập luyện các bài tập bổ trợ trước gương. Tập trước gương có thể giúp bạn nhìn thấy các vị trí chân của bản thân và có linh hoạt hay không.


3. Luyện phòng thủ bằng các bước nhỏ

Phòng thủ trước đối thủ bằng những bước nhỏ sẽ khó khăn hơn nhiều khi chạy xung quanh tạo cơ hội đối thủ bám đuổi và Knock-out mình. Luyện tập footwork trong boxing thường phải trú trọng vào các bước nhỏ trước tiên. Boxer có thể luyện tập 1 bước tiến nhanh, 2 và 3 bước nhỏ tiến lên khi đối thủ lùi và lùi phòng thủ khi đối thủ tấn công. Tuy nhiên tất cả đều phụ thuộc vào khả năng kiểm soát khoảng cách tốt.

4. Chuyển động hợp lý khi tập luyện


Nếu đối thủ của bạn là một người có kỹ năng tốt hơn, thể lực mạnh hơn và đấm mạnh hơn thì đây quả là một điều thảm họa. Luyện tập Footwork trong boxing tốt hơn đối thủ cũng chỉ có thể giúp boxer cầm cự được hết hiệp đấu tiếp theo nhưng kết quả cuối cùng vẫn là bạn bị hạ đo ván. 

Vậy với những đối thủ như vậy thì cần có cách đánh boxing thế nào cho hiệu quả? Hãy tạo một góc tấn công và chuyển động ngang để đối thủ mất thăng bằng, di chuyển đến cự ly gần và xoay chân theo cùng một hướng và tấn công vào các điểm mù của đối phương. Lúc đó, đối thủ sẽ khó tấn công lại và bạn vẫn ở trong một vùng an toàn.

5. Sparring với bạn tập 


Footwork không phải là khả năng bẩm sinh hoặc có thể luyện tập trở nên thành thạo trong vài ngày. Đặt trọng tâm cơ thể tốt sẽ giúp boxer có những cú đấm chính xác hơn và uy lực hơn, Nhưng để làm được điều này thì bạn nên luyện tập nhiều với bạn tập khác. 

Các bài tập này sẽ giúp bạn định hình và tạ nên phong cách đánh của bản thân. Hơn thế nữa, nó cũng giúp cho bạn có một thân pháp tuyệt vời. Nên nhớ, cấn sử dụng các bước chân thông minh, bước ngắn và giữ trọng tâm vững vàng trong toàn bộ trận đấu. Muốn làm được vậy, hãy Sparring thật nhiều.

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

Những bài tập luyện bộ pháp hiệu quả trong boxing

Kỹ năng di chuyển và phản xạ là 2 kỹ năng bổ trợ mà Boxer nào cũng phải học tập và thực hành mỗi ngày. Nếu không có một khả năng di chuyển linh hoạt chắc chắn bạn sẽ bị thất bại trong khi thi đấu, nặng nề hơn, bạn có thể bị knockout nhanh chóng. Dưới đây, 5 bài tập hỗ trợ di chuyển hiệu quả trong Boxing sẽ giúp bạn có khả năng di chuyển tuyệt vời.

1. Bài tập di chuyển quanh các ô

Tập di chuyển quanh các ô trong Boxing

Bài tập này rất phổ biến hay còn được gọi với cái tên khác là Ladder Drills. Bài tập này chủ yếu rèn luyện sự linh hoạt của đôi chân giúp di chuyển nhanh và nhẹ nhàng giữa các ô. Bài tập hỗ trợ di chuyển này có rất nhiều kiểu rèn luyện, boxer chú ý cần thay đổi kiểu tập và đổi chân thường xuyên để tránh tình trạng bị quen chân.

Ngoài Boxing ra, có rất nhiều bộ môn thể thao cũng phải luyện tập bài tập hỗ trợ di chuyển này: Tennis, Muay Thái, MMA,… Đây là bài tập cực kỳ phổ biến với những môn võ hay môn thể thao cần đến sự di chuyển linh hoạt của đôi chân.

2. Các bài luyện tập bật nhảy tại chỗ 

Bật nhảy giúp bạn có sự linh hoạt của đôi chân tuyệt đối và khớp gối sẽ dẻo hơn. Bạn có thể luyện tập các bài tạp để giúp: Nhô lên ngụp xuống. Đây là bài tập giúp các võ sĩ tránh các cú tấn công vùng đầu rồi bật nhảy ra các vị trí an toàn. Phản xạ vùng đầu cũng rất quan trọng.



Với các bài luyện tập nhảy tại chỗ để hỗ trợ di chuyển có 3 kiểu tập luyện: Bật nhảy liên hồi, bật nhảy bằng 2 chân và nhảy cao bằng 1 chân. Các Boxer nên kết hợp cả 3 bài luyện tập hợp lý.

3. Luyện tập di chuyển bằng bài tập nhảy dây

Một trong những phụ kiện boxing không thể thiếu đó là dây nhảy. Tập nhảy dây sẽ giúp võ sĩ tăng cường sức bền cho cơ thể, hơn thế nữa nó còn giúp tăng cường độ bật của cổ chân, cơ thể có thể giữ thăng bằng và linh hoạt hơn. Đây là một bài tập hỗ trợ di chuyển rất hiệu quả. Nếu bạn không quen với các bài tập nhảy dây thì có thể tự tập những bài tập nhảy có cường độ tập giống như khi tập với dây nhảy.

4. Tự quan sát bản thân trong gương khi di chuyển


Một trong những lý do tôi khuyên bạn nên đến các phòng tập Boxing chuyên dụng mà hạn chế tự tập boxing ở nhà đặc biệt là với những người mới tập đó là các phòng tập Boxing chuyên dụng thường được trang bị các gương gắn tường đầy đủ. Đương nhiên những chiếc gương này không phải vì mục đích trang trí. Việc tự quan sát mình di chuyển trong gương mỗi khi tập sẽ giúp Boxer nhận ra được bộ pháp của mình có vấn đề gì không, sai chỗ nào và chỉnh sửa cho phù hợp từ đó có lối di chuyển hợp lý và linh hoạt hơn.

5. Đấm gió (Shadowbox) thường xuyên

Nhiều người nghĩ nếu luyện tập di chuyển thì chỉ cần tập đấm với bao cát boxing là đủ. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Những bài tập đấm gió tưởng chừng như đơn giản nhưng lại mang lại những hiệu quả không thể phủ nhận. Shadowbox còn cung cấp cho võ sĩ một khả năng tưởng tượng tuyệt vời.



Những ngôi sao Boxing hàng đầu như Manny Pacquiao hay Floyd Mayweather thường than phiền rằng các võ sĩ trẻ hiện nay thường bỏ qua những bài tập cơ bản như “Đấm gió” mà luyện tập những bài tập cầu kỳ hơn nhưng lại không đem lại những hiệu quả đáng kể trong tập luyện.

Trên đây là một số bài tập hỗ trợ di chuyển cực hiệu quả. Bạn có thể luyện tập chúng ngay cả khi tại nhà nếu bạn không có thời gian đi đến phòng tập. Những bài tập này sẽ mang lại cho bạn một khả năng bộ pháp tuyệt vời. Chúc các bạn thành công.