Bao cát boxing 1m

Bao cát boxing 1m khá êm, mềm giúp bạn tăng cường thể lực, tăng thêm sự linh hoạt cho cơ thể, cải thiện thể hình, vóc dáng cơ vai và cơ ngực săn chắc, giảm chấn thương trong quá trình luyện tập.

Vì sao bạn nên tập boxing

Boxing còn được gọi là đấm bốc đây là môn thể thao giúp rèn luyện sức khỏe đang rất được ưa chuộng trong thời gian hiện nay, nhất là các bạn trẻ.

Có nên cho bé tập boxing

Boxing là môn thể thao đối kháng, thực chiến nên nhiều bậc phụ huynh lo lắng nó sẽ gây nguy hiểm cho bé trong quá trình luyện tập nên không cho bé đi tập môn võ này mà cho bé tập những môn võ khác.

Lợi ích của việc tập boxing đối với phụ nữ

Hiện nay, boxing đã không còn là môn thể thao xa lạ nữa, nó ngày càng được ưa chuộng không phải chỉ có nam giới mà rất nhiều bạn nữ cũng tập môn thể thao võ thuật này.

Một vài lời khuyên hữu ích trong võ thuật

Hiện nay, việc tập luyện võ thuật là cả 1 ngành khoa học với hệ thống lý thuyết, kiến thức đầy đủ, phong phú. Tuy nhiên, có nhiều võ sinh bỏ quên nhiều yếu tố quan trọng trong võ thuật.

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

Cách đấm bóng phản xạ boxing hiệu quả mà boxer nên biết

Bóng phản xạ được rất nhiều anh em sử dụng để luyện tập phản xạ như: phản xạ tay, phản xạ đàu và rèn luyện footwork cực kỳ tốt. Tập đấm bóng phản xạ (spreed bag) được các HLV khuyên võ sĩ luyện tập thường xuyên. Hôm nay, Võ Thuật Tây Sơn sẽ hướng dẫn bạn cách tập với bóng phản xạ đúng và hiệu quả nhất.  

Cách đấm bóng phản xạ hiệu quả


Bongs phản xạ có rất nhiều loại tùy theo mục đích tập luyện và sở thích của từng người nhưng đây là những cách chung nhất để bạn luyện tập loại bóng này tốt nhất. 

Cách đấm bóng phản xạ chính xác cho các boxer mới tập

1. Mở bàn tay ra khi đấm bóng

Điều đầu tiên đấm bóng phản xạ là không nên nắm tay lại. Nhất là các boxer mới thường nắm chặt tay khi đấm bóng. Hãy mở bàn tay ra để có thể kiểm soát về tốc độ khi bóng phản xạ lại. Tránh trường hợp bóng phản xạ với tốc độ quá chậm hoặc quá nhanh. Đánh bằng các ngón tay sẽ giúp người mới bắt đầu làm chậm tốc độ và sử dụng nhịp điệu tốt hơn. 

2. Giữ cả 2 tay gần với bóng phản xạ

Mở tay và đứng vuông góc khi đấm bóng phản xạ

2 tay khi đấm cần được giữ gần bóng phản xạ với mọt khoảng cách vừa đủ. Khoảng cách là yếu tố quan trọng khi bạn thực hiện cú đấm với bóng để có thể đấm chính xác. Nếu để tay quá gần thì boxer sẽ để tay trong tình trạng nghỉ lâu do bóng chưa kịp phản xạ lại. Nếu để quá xa thì võ sĩ sẽ không bắt kịp khi bóng phản xạ lại Vì thế, khoảng cách cũng là một điều rất quan trọng. Việc giữ tay ở khoảng cách gần để hỗ trợ những cú đấm mà tay không phải với theo bóng khi bóng phản phản xạ lại. 

3. Đấm theo những vòng tròn nhỏ

Đấm bóng phản xạ theo những vòng tròn nhỏ hợp lý là điều mà các boxer cần phải lưu ý luyện tập. Nó sẽ làm cho việc đấm có nhịp độ, các nhịp đấm đều và nắm bắt được các quy luật phản xạ của bóng

4. Nhịp điệu khi đấm bóng phản xạ 

Duy trì nhịp điệu khi đấm bóng phản xạ

Nhịp điệu đấm bóng khá quan trọng, bạn nên đấm theo nhịp phải-phải-trái-trái. Tức là đấm 2 quả trái rồi đến 2 quả phía bên phải. Mõi lần đấm sẽ thay đổi điểm tiếp xúc của bàn tay với bóng để đạt hiệu quả cao nhất. Tập từ 3-5 lần mỗi hiệp đối với các võ sĩ mới. Các boxer chuyên nghiệp có thể tập nhiều hơn và các hiệp cũng nhiều hơn tùy vào thể lực. 

5. Đứng vuông góc

Đấm bóng phản xạ không hoàn toàn giống với tư thế đấm bốc. Bạn nên đứng vuông góc ở phía trước của bóng phản xạ với cả hai chân ở khoảng cách bằng nhau từ túi tốc độ. Đứng gần hơn một chút so với chiều dài cánh tay tính từ bóng phản xạ và boxer có thể di chuyển gần hơn hoặc xa hơn miễn là bạn thấy thoải mái. Một lưu ý nữa là mắt của võ sĩ phải để ngang tầm với đáy của quả bóng để đạt hiệu quả tối đa. 

Lưu ý khi tập đấm với bóng phản xạ

Đấm bóng phản xạ đúng cách

Khi đấm, bạn nên chọn cho mình loại phù hợp nhất với mục đích và không gian luyện tập. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bóng phản xạ: Bóng phản xạ đế hút chân không, bóng phản xạ treo tường, bóng phản xạ có 2 dây nối,... Và khi mua bóng thì không nên bơm căng quá mà chỉ nên bơm tới hạn tránh trường hợp bị nổ bóng.

Với một số loại bóng phản xạ thì có thể đeo hoặc không đeo găng tay boxing khi tập vì loại bóng này thường nhẹ và mềm nên không gây nên các chấn thương khi tập.

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tập. Tại Võ Thuật Tây Sơn cũng chuyên cung cấp các phụ kiện boxing và bóng phản xạ, Nếu bạn đang muốn mua một quả bóng phản xạ thì có thể liên hệ Shop nhé! Chúc các bạn có một ngày tạp luyện vui vẻ.

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

Tất cả những điều bạn cần biết về một bao cát boxing hạng nặng (phần 1)

Một bao cát boxing hạng nặng là một công cụ tuyệt vời khi nói đến làm việc hoặc đào tạo cho Boxing, Kickboxing, MMA và Muay Thái. Ngoài việc tăng cường điều hòa các kỹ năng của bạn, nó có thể cải thiện đáng kể sức mạnh của bạn và kỹ năng nổi bật. Hãy cũng Võ Thuật Tây Sơn tìm hiểu về tất cả những điều bạn cần biết về một chiếc bao đấm bốc hạng nặng nhé!

Bao cát boxing hạng nặng


Dù bạn là một võ sĩ hạng nặng chuyên nghiệp, một boxer nghiệp dư thi đấu trên các sàn bán chuyên thì cũng vẫn cần luyện tập với bao cát boxing nặng để gia tăng sức mạnh tối đa cho từng cú đấm. 

Bạn cần biết những yếu tố nào của một bao cát boxing nặng?

Các loại bao cát

Dưới đây là một số loại bao cát bạn cần biết: 

Trụ đấm boxing (hay còn gọi là bao cát đứng): Nó là lựa chọn hoàn hảo khi bạn muốn tập luyện với cảm giác như tập với người thật. Ngoài ra nhiều võ sĩ cũng lựa chọn loại bao cát này khi nhà hay phòng tập không có không gian để treo bao cát. Ưu điểm của loại bao cát này là bạn có thể dễ dàng điều chỉnh được chiều cao và sức nặng phù hợp.


Bao cát treo: Loại bao cát này đặc biệt được sử dụng nhiều ở các phòng tập chuyên dụng. Nó cực kỳ thích hợp khi võ sĩ luyện tập hết các bài tập: footwork, phản xạ, rèn luyện sức mạnh tổng hợp. Tuy nhiên di chuyển bao cát lại không phải là điều dễ dàng.


Bao cát Muay Thái hạng nặng: Bao cát anwngj dùng trong Muay Thái rất thích hợp cho những người muốn thực hành kỹ thuật đá. Chúng thường dài hơn và mỏng hơn các túi nặng khác trên thị trường và cũng thích hợp cho Kickboxers. Loại bao cát này sẽ hõ trợ các động tác bao gồm đá, đầu gối và khuỷu tay, phát triển thời gian, nhịp điệu và bước chân tốt hơn,

Các loại nguyên liệu để nhồi bao

Các nguyên liệu để nhồi bao cát cũng rất đa dạng, có loại rất rẻ và dễ kiếm nhưng cũng có loại khá là tốn kém. Việc nhồi bao cát bằng nguyên liệu gì và khối lượng bao nhiêu còn phụ thuộc rất lớn vào trình độ và thể trọng của võ sĩ luyện tập. Dưới đây là một số loại nguyên liệu phổ biến.

Vải vụn: đa số hiện nay các bao cát trên thị trường hay trong các phòng tập đều sử dụng loại nguyên liệu này. Vải vụn lhas dễ kiếm và giá thường rất rẻ. Sử dụng vải vụn có thể tạo độ mềm và độ đầm khi đấm nhưng khối lượng của vải vụn thì thường không cao.

Vải vụn để nhồi bao cát


Bọt biển nhồi: là loại đệm giống như đệm trong các loại găng boxing hay đệm ngủ. Đây là loại bao cát nặng hấp thụ lực khá tốt và giảm sự tác động của phản lực khi đấm hoặc đá, một cái gì đó mà hầu hết võ sĩ đều đánh giá cao.

Nước: Một số bao cát boxing sử dụng nước làm chất độn. Những loại bao cát  này được thiết kế đặc biệt để giữ nước, vì vậy đừng cố đổ đầy một bao cát đấm bốc thường xuyên bằng nướcvì có thể xảy ra hiện rò rỉ. Loại bao cát này còn được gọi là túi nặng thủy, chúng khá có ích cho các khớp tay khi đấm và tạo cảm giác đầm lực hơn. 

Cát nhồi bao boxing

Cát hoặc mùn cưa: Loại nguyên liệu này làm cho bao cát sẽ rất nặng và cứng khiến cho bao cực kỳ khó đấm hoặc đá. Tuy nhiên, cát hoặc mùn cưa là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn tập trung vào những cú đá thấp. Đấm loại túi này có thể gây nguy hiểm cho người mới bắt đầu khi bạn có nguy cơ bị thương tay hoặc cổ tay vì vậy hãy sử dụng găng tay boxing khi đấm.

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

Knock-out trong võ thuật là gì?

Hẳn là bạn không xa lạ gì với từ Knock-out trong thi đấu thể thao. Knock-out là một từ được sử dụng phổ biến và kinh điển trong võ thuật. Đặc biệt là với những bạn đam mê các môn thể thao đối kháng như: Boxing, Muay Thái, Teawondo,… Hôm nay, Võ Thuật Tây Sơn sẽ chia sẻ với các bạn về những điều ít ai biết về các cú K.O trong võ thuật nhé!

Thuật ngữ Knock-out (K.O) là gì? 

Knockout trong boxing là gì?

Knock-out là từ ngữ chuyên dùng để chỉ hiện tượng mọt võ sĩ bị tấn công và rơi vào tình trạng ngất xỉu tạm thời. Trong 1 khoảng thời gian nhất định (thường là 10s) nếu võ sĩ không thể đứng dậy để tiếp tục thi đấu thì xem như võ sĩ đã bị hạ đo ván.  Đây là một trong những tiêu chí để quyết định sự chiến thắng của một võ sĩ. Trọng tài thường sẽ là người tuyên bố võ sĩ bị hạ Knock-out nhưng có trường hợp bác sĩ tuyên bố võ sĩ chấn thương và không thể tiếp tục thi đâu thì cũng coi như bị hạ Knock-out.

3 điều có thể bạn ít biết về những cú Knock-out 

Knock-out là thuật ngữ cổ xưa nhất trong võ thuật

Quyền Anh có phải là môn võ cổ xưa nhất hay không thì vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Tuy nhiên, các bằng chứng lịch sử đã chỉ ra rằng, từ những năm 3000TCN, người Hy Lạp cổ đại đã sử dụng những từ ngữ tương tự với K.O để chỉ về các thất bại trong khi thi đấu. Tuy nhiên, chính Quyền Anh lại là môn thể thao truyền bá thuật ngữ này đi xa hơn Ngày nay, không chỉ Boxing, mà tất cả các môn thể thao đối khán khác như: Muay Thái, Kick-boxing, MMA, Karate,... đều sử dụng thuật ngữ này để chỉ về thất bại và việc võ sĩ ngất trên sàn thi đấu.

Knockout là một từ ngữ cổ xưa trong võ thuật

Sự khác biệt cơ bản giữa Knock-out và Knock-down

Knock-out là chỉ trạng thái bất tỉnh hoàn toàn hoặc không thể đứng dậy hoàn toàn của võ sĩ.Nhưng Knock down thì sao? Nó chỉ sự bất tỉnh nửa vời và các võ sĩ vẫn có khả năng đứng lên thi đấu tiếp. Trong Boxing, nếu võ sĩ bị tuyên bố hạ Knock down 3 lần liên tiếp tại 1 hiệp đấu thì sẽ bị trong tài tuyên bố Knock out. Chính vì luật này khiến xảy ra tình trạng có những võ sĩ bị hạ knock-down 10 lần mà trạn đâu vẫn tiếp diễn. Điều này gây nên cho các võ sĩ chấn thương não bộ nghiêm trọng do phải hứng chịu quá nhiều cú đấm cùng một lúc. 

Luật đếm của Knock-out

Để bảo vệ đôi tay cho võ sĩ mà găng tay boxing được ra đời. Tuy nhiên cũng chính từ đó mà các cú knock-down và knock-out xảy ra thường xuyên hơn do găng tay boxing có thể làm tăng lực đấm và tăng diện tích tiếp xúc của lực nếu võ sĩ trúng đòn. Các va chạm này, đặc biệt gần vùng đầu có thể gây nên trạng thái bị chấn động não ở từng cấp độ khác nhau. Thông thường trong boxing, khi võ sĩ bị đánh ngã nằm xuống đất, trọng tài sẽ đếm từ 1 đến 10, nếu võ sĩ không thể đứng dậy thì sẽ tuyên bố bị hạ knock-out.

Luật đếm trong Boxing


Khi võ sĩ bị Knock-down, trọng tài vẫn đếm đến 8 dù võ sĩ đã có thể đứng dậy. Mục đích để kiểm tra và thực sự chắc chắn rằng võ sĩ có thể thi đấu tiếp mà không gặp phải các chấn thương nguy hiểm đến tính mạng. Nên nhớ, các chấn thương não trong Boxing rất có thể gây nên chết người.

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

Boxing nguy hiểm hơn hay MMA nguy hiểm hơn?

Không ít người nhìn vào các chấn thương đấy “máu me” trong MMA và nghĩ rằng đây là môn võ nguy hiểm nhất mọi thời đại. Thậm chí nghĩ rằng nó còn nguy hiểm hơn người anh cả trong làng võ thuật đối kháng- Quyền Anh. Vậy sự thật là gì? Hãy cùng Võ Thuật Tây Sơn tìm hiểu nhé!

MMA- Võ tổng hợp 

MMA là viết tắt của Mix of Martial Art hay còn gọi với cái tên võ tổng hợp. Đây là một loại võ tự do được xay dựng quyền pháp dựa trên nhiều môn võ đối kháng khác nhau trong đó có cả Boxing. MMA không có quá nhiều quy định, điều quan trọng nhất trong võ tổng hợp là làm sao có thể hạ knock-out đối thủ của mình. 

MMA là môn võ tổng hợp


MMA có một khả năng cận chiến tuyệt vời vì phát huy được tối đa các ưu điểm của nhiều môn võ như: Judo, Quyền Anh, Muay Thái,... Những đòn phan ống ác liệt, những cú đá chân uy lực đã tạo nên nỗi khiếp sợ của MMA so với các môn võ khác. Nhưng so với Boxing, liệu nó có nguy hiểm hơn?

Sự thật Boxing nguy hiểm hơn hay MMA nguy hiểm hơn

Số lượng võ sĩ “tử nạn”

Trên thực tế, không phải MMA mà chính Boxing mới là bộ môn thể thao có nhiều võ sĩ tử nạn nhất. Những con số người chết đáng bao động khiến nhiều người e ngại vấn đề có nên để Boxing được tiếp tục thi đấu hay không? Ngoài những trận thi đấu lớn, các võ sĩ bỏ mạng trên các sàn đấu bán chuyên cũng rất nhiều.

Nhưng trong MMA, người ta mới chỉ thống kê được có khoảng 8-10 võ sĩ chết trên võ đài. Hầu hết đó là những trận đấu không chuyên hoặc bán chuyên. tại các giải đấu lớn như UFC, Bellator,.. thì chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào.

MMA và Boxing, môn nào có tỷ lệ chấn thương cao hơn?  

MMA có các chấn thương máu me hơn nhưng chủ yếu là vết thương ngoài da
MMA có các chấn thương máu me hơn nhưng chủ yếu là vết thương ngoài da

Tỷ lệ chấn thương trong MMA gấp 2 lần trong Boxing, khoảng 23%. Điều này tức là sẽ có 23 võ sĩ trong 100 người len sàn thi đấu và ra về với những chấn thương. Tuy nhiên các chấn thương gây chết người trong Boxing lại gấp nhiều lần trong võ tổng hợp.

Lý do gì khiến Boxing nguy hiểm đến vậy?

Về cơ bản, cả 2 võ sĩ thi đấu Boxing và MMA đều phải gánh chịu những chấn thương nhất định. Tuy nhiên, trong MMA, các chấn thương đổ máu là khá nhiều nhưng chấn thương liên quan đến não bộ lại ít hơn Chủ yếu là các chấn thương mô mềm và ngoài da.  Tỷ lệ chấn thương của MMA là 59.4% và tỷ chấn thương liên quan đến não bộ là 4.1%. Boxing có tỷ lệ chấn thương não bộ lên đến 7.1%

Lý do

MMA sử dụng nhiều đòn vật, xiết và găng tay hở ngón nên có thể gây nên các chấn thương cực kỳ máu me. Boxing có vẻ mang đến các cú đấm nhẹ nhàng và ít đổ máu cho võ sĩ khi thượng đài.

Đầu luôn là mục tiêu tấn công nhiều nhất trong Boxing

Do sự khác biệt giữa găng tay boxing và găng tay MMA nên những cú đấm trong boxing trở thành những cú đấm chết người. 80% các cú đấm tung ra trong Boxing đều hướng đến đầu của đối thủ. Điều này gây tác động rất lớn đền não bộ khi dính đòn. MMA tấn công tất cả các bộ phận trên cơ thể nên tác động lên phần não bộ sẽ ít hơn. Hơn thế nữa, thời gian thi đấu trong MMA cũng khá ngắn, chi kéo dài từ 15-25 phút tùy trận còn trong Boxing, một trận đấu có thể kéo dài đến 36′.

Vậy bạn đã biết đâu mới là môn võ thực sự nguy hiểm chưa?

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

Top 3 loại bao cát Boxing cho người mới tập


Bao cát boxing là mộ trong những dụng cụ không thể thiếu khi luyện tập các môn võ như: boxing, MMA, Muay Thái, Teawondo,… Tuy nhiên không phải cứ học võ là bao cát nào cũng đấm được. Với những người mới tập thì loại bao cát tập võ phải khác với các võ sĩ chuyên nghiệp đã tập lâu năm. Dưới đây là một số gọi ý của Võ Thuật Tây Sơn về bao cát boxing tốt nhất cho những người mới tập.

Đặc điểm của bao cát boxing cho người mới tập 

Khác với các boxer chuyên nghiệp chắc chắn phải sử dụng bao cát boxing hạng nặng để gia tăng sức mạnh và kỹ năng của các nắm đấm. Các tay đấm “chân ướt chân ráo” đến với boxing phải học và luyện những động tác cơ bản thì không nên luyện tập với những bao cát nặng. Các boxer cần biết lựa chọn cho mình một bao cát có khối lượng phù hợp. Bao cát boxing cho người mới tập thường là loại bao cát nhẹ, chủ yếu với mục đích để boxer có thể làm quen với các kỹ thuật và luyện tập được phản xạ cơ bản.

Bao cát Boxing cho người mới tập


Các tay đấm mới nên nhớ rằng, không phải cứ nặng là sẽ nâng cao được khả năng boxing của mình. Khi chưa biết và thành thạo tất cả các kỹ thuật boxing cơ bản mà tập với bao cát nặng rất dễ gây ra các chấn thương khi luyện tập. Tập đấm với bao cát nhẹ đầu tiên để giúp anh em hạn chế các chấn thương đáng tiếc này.

Mới tập nên sử dụng bao cát boxing nào?

Dưới đây là 2 loại bao cát mà bạn có thể sử dụng lúc mới tập boxing

Bao cát boxing 1m

Loại bao cát boxing 1m thường được khuyên dùng với những người mới tập, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên và nữ giới. Loại bao cát này có ưu điểm là kích thước nhỏ gọn, Khối lượng vào khoảng 25-30kg nếu được nhồi đầy. Khối lượng như vậy sẽ không là quá nặng, thích hợp cho những tay đấm có khối lượng từ 45-55kg. Khối lượng nhẹ có thể giúp các boxer cải thiện khả năng di chuyển tốt, luyện tập các kỹ năng cơ bản mà không gây ra các chấn thương với bàn tay khi đấm mạnh.


Loại bao đấm boxing cho người mới tập này cũng đồng thời có thể giúp nâng cao thể lực và xả stress rất tốt. Với thiết kế khá nhỏ gọn nên bạn cũng có thể luyện tập tại nhà nếu không có thời gian đi tập ở trung tâm. Vậy nếu bạn là một boxer nữ hoặc mới tập boxing thời gian ngắn thì có thể lựa chọn loại bao đấm này.

Bao cát boxing 1m2

Với những người mới tập có cân nặng hơn 55kg thì hãy sử dụng loại bao cát boxing 1m2. Đây là loại được rất nhiều HLV khuyên dùng với những người mới. Khối lượng của loại bao đấm này thường chỉ khoảng từ 30-35kg trong khi đó những loại bao cát hạng nặng có thể lên đến 50kg sẽ rất dễ gây ra chấn thương tay cho những người mới.



Loại bao đấm này có kích thước vừa phải, các boxer tập luyện một thời gian khi đã thành thạo các kỹ thuật cơ bản có thể luyện tập với các loại bao cát nặng hơn hoặc điều chỉnh sức nặng của bao cho nặng hơn nhằm nâng cao kỹ năng của mình.

Một số lưu ý cho các võ sĩ mới tập đấm bao cát

Khi đấm bao cát, các võ sĩ không nên chỉ đấm, đấm và đấm mà không có chiến thuật cũng như là HLV hướng dẫn kỹ càng. Những kỹ thuật cơ bản nếu sai và thành thói quen thì sẽ rất khó sửa vì vậy cần trang bị cho bản thân những kỹ thuật đấm boxing căn bản cho người mới tập.

Dù chỉ là người mới và tập các kỹ thuật cơ bản thì chúng ta cũng nên phải sử dụng găng tay boxing trong quá trình tập luyện để có thể hạn chế tối đa các chấn thương khi luyện tập.

Trên đây là một số chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn về các loại bao cát boxing cho người mới tập. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thể lựa chọn cho mình một loại bao cát đấm bốc phù hợp nhất.

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

Lời khuyên cho các võ sĩ muốn tập boxing tại nhà

Tự tập boxing tại nhà có tốt không là câu hỏi được rất nhiều các boxer đặt ra khi đến với Quyền Anh. Đây là việc khá phổ biến khi vì các lý do khác nhau mà anh em không thể đến phòng tập hay võ đường. Tuy nhiên không phải môn võ nào cũng có thể tập luyện tại nhà. Vậy Boxing thì sao? Hãy cùng Võ Thuật Tây Sơn tìm hiểu nhé!



Ai cũng biết, để có thể luyện tập tại nhà thì các võ sĩ chắc hẳn đã nắm được những kỹ thuật căn bản. Vậy bạn đã biết các kỹ thuật căn bản trong boxing là gì chưa? Có thể nói đấy là những kiến thức cơ bản về các đòn đấm, kỹ thuật đấm bao cát hay và các dụng cụ cơ bản để tập. Nhưng chúng có đủ để bạn tự tập boxing tại nhà? Tự tập tại nhà cũng có những mặt mạnh và yếu riêng biệt của nó.

Có HLV khi tập luyện rất quan trọng

Có thể nói người thày là yếu tố đầu tiên quyết định đến thành công của một võ sĩ. Nếu bạn chỉ là người mới tập, đừng bao giờ nghĩ bạn có thể giỏi boxing khi chỉ cần xem những video clip hướng dẫn trên mạng hay Youtube. Những clip hướng dẫn này gần như không có tác dụng gì với những bạn mới tập. Lý do tại sao ư? Bởi vì lính mới sẽ không biết chọn lọc thông tin để có thể biết là kỹ thuật nào phù hợp và tốt nhất cho bản thân mình.



Trong boxing, phải có HLV có kinh nghiệm thì võ sĩ mới có kinh nghiệm chọn lọc cho mình những gì có ích, những gì không. Trong võ thuật, thực sự có thể áp dụng câu "không thày đố mày làm làm nên" 

Boxer mới có nên tập boxing tại nhà? 

Lời khuyên cho các võ sĩ mới tập là không nên tự tập boxing tại nhà mà không đến các trung tâm hay võ đường. Giai đoạn đầu khi tập boxing, các võ sĩ phải luyện tập những kỹ thuật cơ bản nhấtgiai đonạ này thường hay gặp phải chấn thương vai và khớp ngón tay. Vì vậy nếu tư tập boxing tại nhà và không có người hướng dẫn thì những chấn thương sẽ rất nghiêm trọng, lâu khỏi. Tránh để những chấn thương này không được chữa đúng cách gây nên những ảnh hưởng lâu dài.

Tập boxing tại nhà có nguy cơ chấn thương cao với các võ sĩ mới tập
Tập boxing tại nhà có nguy cơ chấn thương cao với các võ sĩ mới tập

Tập boxing tại nhà không đủ các trang thiết bị

Tự tập ở nhà chắc chắn bạn không thể chuẩn bị cho mình đầy đủ các dụng cụ như ở phòng tập vì lý do nguồn kinh phí để chuẩn bị các dụng cụ này là rất lớn. Bạn có thể chỉ chuẩn bị cho mình được đôi găng tay boxing và cùng lắm là một bao cát đấm bốc hạng trung. Thiếu dụng cụ thì kỹ năng của bạn rất khó được cải thiện và nâng cao.



Chưa kể đó, việc tập boxing tại nhà rất nhanh chán vì bạn chỉ có một mình và không ai giúp bạn nâng cao tinh thần luyện tập và chiến đấu. Sparring (đối luyện) rất quan trọng trong boxing. Đối với những người chuyên nghiệp thì lại càng cần thiết hơn. 

Nếu bạn đã thành thạo các kỹ năng và tập luyện chuyên nghiệp thì việc tự tập boxing tại nhà rất tốt, boxer có thể tập các bài tập như : đấm bao cát hoặc đấm gió để nâng cao các kỹ năng cần thiết khi không thể đến được võ đường. 

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2018

Hướng dẫn sử dụng đích đấm tay trong boxing

Đích đấm tay (Lamper) là loại phụ kiện boxing quen thuộc trong mỗi phòng tập. Nó đơn giản chỉ để luyện tập các cú đá và đấm cho võ sĩ nhằm gia tăng kỹ năng và sức mạnh. Hôm nay, Võ Thuật Tây Sơn sẽhướng dẫn sử dụng đích đấm tay trong boxing.

Tập đấm với Lamper


Luyện tập đích đấm tay được các võ sĩ Quyền Anh ưa thích vì mức độ thực tế của nó. Nó cho phép Boxer tấn công và phòng thủ trước các mục tiêu di động. Từ đó võ sĩ có thể rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm hơn trong thi đấu và tập luyện.

Là sao để tập với đích đấm tay hiệu quả?

Việc luyện tập với Lamper đạt hiệu quả như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Huấn luyện viên, người tập và cả thời gian tập luyện. Các võ sĩ và HLV cần chú ý đến những điều sau:

Huấn luyện viên cần nắm bắt chính xác điểm va chạm

HLV phải cung cấp các mục tiêu phù hợp

Khi tập luyện với đích đấm tay thì cả boxer và HLV cần phải tập trung tinh thần tốt để bắt đúng được các điiểm va chạm hoàn hảo. Khoảng cách giữa Lamper và các võ sĩ rất quan trọng. Người cầm Laper có thể vừa giữ vừa di chuyển để các võ sĩ di chuyển theo. Khoảng các phù hợp là từ 6 đến 15cm.

Thời gian luyện tập hợp lý

Thời gian luyện tập cũng rất quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả tập luyện. Mỗi boxer có quyết định thời gian luyện tập riêng để phù hợp nhất với mục tiêu luyên tập của mình. Thông thường, cường độ luyện tập hợp lý đó là: tập luyện trong 3 phút, nghỉ 1 phút giữa hiệp, sau đó lặp lại khoảng 3-12 lần như vậy thì dừng lại. Nếu bạn là boxer mới tập, có thể luyện tập trong thời gian ngắn hơn và nâng dần thời gian luyện tập theo trình độ.

HLV cần cung cấp các mục tiêu ở chiều cao thích hợp cho võ sĩ

Duy trì nhịp thở đều đặn

HLV nên cung cấp các mục tiêu đấm ở chiều cao phù hợp trong tầm với của boxer. Các chiều cao của mục tiêu cần nằm đúng tầm của đầu, bụng, ngực hoặc sườn của võ sĩ để các cú đấm đạt hiệu quả cao nhất. Tốt nhất là võ sĩ nên tìm một người bạn tập luyện hoặc một HLV có chiều cao ngang mình để cẩm Lamper trong lúc luyện tâp để đạt được hiệu quả cao nhất.

Cần duy trì nhịp đấu đều đặn

Khi duy trì một nhịp đấu đều đặn sẽ giúp võ sĩ làm quen được với nhịp đấu thực tế. Nhịp đấu như đấu thực sẽ giúp võ sĩ kiên trì trụ vững trên sàn đấu hơn hẳn việc dùng hết sức lực chỉ để đấm, đấm và đấm. Đây là cách rèn luyện thể lực và sự kiên trì cực tốt. 

Chú ý:Khi tập đấm với đích phải sử dụng găng tay boxing phù hợp và chất lượng để tránh tối đa các chấn thương đáng tiếc có thể xảy ra anh em nhé!

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2018

Tập đấm bao cát có tác dụng như thế nào?

Đã tập boxing thì không thể thiếu được việc tập luyện với bao cát. Tập đấm bao cát hoàn toàn bắt buộc khi bạn muốn luyện tập quyền Anh. Người ta hay đề cập đến những tác dụng không ngờ từ việc đấm bao cát. Vậy những tác dụng đó là gì, hãy cùng Võ Thuật Tây Sơn tìm hiểu nhé!


Tuy nhiên, một điều cần chú ý là trước khi đến một phòng tập Gym hay phòng tập boxing mà muốn tập đấm. Hãy quan sát thật kỹ rồi mới đấm nhé, đây là điều vô cũng cần thiết. 

Cải thiện vóc dáng

Đấm bao cát có thể mang lại cho bạn một vóc dáng đẹp, săn chắc.Để đấm bao cát hiệu quả, bạn không chỉ sử dụng đến sức lực của đôi tay mà còn có các nhóm cơ khác trong cơ thể như: tay, bụng, vai, chân,…Theo một nghiên cứu thì tập đấm bao cát boxing trong vòng 1 tiếng đồng hồ có thể đốt cháy tới 2821 Calo tương đương với việc bạn chạy bộ 9km trên máy tập. Vì vậy tập đấm bao cát là một cách rất tốt giúp bạn đốt cháy mỡ thừa.
Boxing giúp cải thiện vóc dáng rất tốt

Tác dụng đến hệ tim mạch

Đấm bao cát boxing cũng như những bài tập cadio để nâng cao khả năng về sức bền và cải thiện sức khỏe tim mạch rất tốt. Đây là phương pháp khá tốt có thể hỗ trợ giảm các cơn co tim và đau tim cho người tập. Bạn vẫn thường nghe đến những khẩu hiệu: Bảo vệ sức khỏe tim mạch. Vậy tập đấm bao cát boxing là một lựa chọn không tồi. Nếu bạn tập luyện thường xuyên và khoa học, có thể bạn sẽ tránh được các nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Ngoài ra nó còn có thể tăng sức chứa của tim giúp trái tim trở nên khỏe mạnh hơn. 

Tuy nhiên mọi người không nên tập luyện với cường độ quá mức và phải theo sự chỉ dẫn của các huấn luyện viên. Đặc biệt với những người bị bệnh tim mạch thì không nên tập luyện môn

Giải tỏa căng thẳng

Tập boxing có thể giải tỏa căng thẳng rất tốt
Tập boxing có thể giải tỏa căng thẳng rất tốt

Tác dụng không thể không thể không nhắc đến khi bạn tập đấm với bao cát đó là giảm căng thẳng. Theo khoa học chứng minh cách tốt nhất để giảm căng thẳng chính là vận động mạnh. Nó là một môn thể thao được đánh giá có thể giúp người tập giảm stress một cách hiệu quả. Khi căng thẳng, bạn có thể muốn đấm một cái gì đó, và bao cát boxing là một công cụ tuyệt vời giúp bản trút bỏ nỗi muộn phiền trong cuộc sống.

Khả năng tự vệ tốt

Không chỉ có lợi cho sức khỏe, tập đấm bao cát còn mag lại cho bạn một khả năng tự vẹ cực tốt. Mục đích chính của việc tập đấm với bao cát là có thể giúp võ sĩ rèn khả nưng hản xạ như trên võ đài.  Boxing nói chung mang lại cho bạn khả năng phải xạ tuyệt vời. Đây là điều đặc biệt cần thiết với các đối tượng nữ. 

Đấm bao cát có thể rèn luyện khả năng phản xạ và sự linh hoạt của cơ thể

Đấm bao cát có thể giúp cơ thể linh hoạt hơn

Bạn đừng bao giờ nghĩ đấm bao cát boxing đơn giản chỉ là đấm, đấm và đấm về phía bao cát. Để luyện được các kỹ thuật boxing như những cú JAB, UPPERCUT,.. bạn phải luyện tập nó đến cả ngàn lần. Chính điều này rèn luyện cho bạn một khả năng phản xạ và một cơ thể cực kỳ linh hoạt.  Quyết định đấm hay tránh né chỉ được người tập quyết định trong một vài giây. 

Chú ý: Nên sử dụng găng tay boxing trong quá trình đấm để đạt được hiệu quả cao nhất và tránh được các chấn thương trong quá trình luyện tập.Nhất thiết không nên lựa chọn bao cát nặng nếu bạn đang còn là người mới tập.

Trên đây là một số chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn, hy vọng chúng có ích cho bạn trong quá trình luyện tập.

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2018

Võ sĩ chuyên nghiệp nên sử dụng 4 loại bao cát dưới đây

Bao cát boxing không thể thiếu khi các võ dĩ tạp luyện các môn thể thao đối kháng như: Boxing, MMA, Muay Thái,… Võ sĩ chuyên nghiệp cần dùng đúng loại bao cát boxing phù hợp, điều này là rất quan trọng. Hôm nay, Võ Thuật Tây Sơn sẽ chia sẻ với các bạn 4 loại bao cát boxing mà võ sĩ chuyên nghiệp nên dùng.

Bao cát nặng có rất nhiều tác dụng với võ sĩ. Dưới đây là những loại bao cát mà các võ sĩ nên cân nhắc sử dụng để luyện tập.

Bao cát boxing 1m5


Đây là laoij bao cát dành cho các võ sĩ chuyên nghiệp có thể trọng vừa phải khi tập và thi đấu boxing. Bao cát này có khối lượng vừa phải khuyên dùng cho các võ sĩ có khối lượng từ 50-60kg.  Bao cát 1m5 có thể giúp bạn gia tăng được sức mạnh, cải thiện khả năng phản xạ, kỹ năng footwork. Nếu bạn có thể trọng vừa phải thì không nên đấm bao cát quá nặng. Lý do bởi vì, bao cát phù hợp với võ sĩ sẽ không nên nặng quá 3/4 khối lượng cơ thể. Do vậy, bao cát boxing 1m5 không quá nặng để đảm bao luyện tập hiệu quả mà không gây ra chấn  thương.

Bao cát boxing 1m8


Loại bao cát này được sử dụng chủ yếu ở các phòng tập boxing chuyên nghiệp. Bao cát boxing 1m8 là loại bao cát nặng được các boxer sử dụng chủ yếu để tập luyện với mục đích thượng đài.Nếu bạ là người mới tập hay phụ nữ thì đây là loại bao cát không được khuyên dùng.

Bao cát nặng 1m8  là sự lựa chọn hoàn hảo cho những cú đấm và cú đá tầm thấp trong Kick-boxing và cú đá tròn trong Muay Thái hay các đòn đấm trong các môn thể thao khác. Boxer chuyên nghiệp sử dụng loại bao cát này có thể phát huy được tối đa sức mạnh từ những cú đấm.

Bao cát hình quả lê


Khi võ sĩ đã nhàm chán vói những loại bao cát boxing dài truyền thống thì bao cát nặng hình quả lê là một lựa chọn không tồi. Thiết kế này cũng rất thích hợp khi bạn luyện tập các kỹ thuật boxing khác nhau. Bạn có thể luyện tập một cú đấm thẳng (JAB) hay một cú xốc lên (UPPERCUT)… Loại bao đấm này có thể cải thiên kỹ năng khả năng phản xạ và các cú đấm tầm thấp rất tốt anh em nhé.

Không chỉ boxing, các môn thể thao đối kháng khác như: Kick-boxing, MMA, Muay Thái,.. cũng sử dụng loại bao cát này trong tập luyện rất nhiều.

Bao cát đứng


Bao cát đứng hay lật đật cũng được các võ sĩ chuyên nghiệp sử dụng. Loại bao cát này đem lại cảm giác thực tế cho võ sĩ rất cao, các võ sĩ sẽ cảm thấy như tập luyện cùng người thật khi đấm với bao cát đứng. Ngoài phát triển khả năng về sức mạnh cho các võ sĩ thì bao cát đứng còn nâng cao khả năng phản xạ cho các võ sĩ rất tốt. Lưu ý nên sử dụng loại bao cát nặng khi bạn muốn luyện tập và thi đấu.

Trên đây là những gợi ý của Võ Thuật Tây Sơn, hy vọng với những chia sẻ này, anh em có thể lựa chọn cho mình một loại bao cát boxing phù hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm: Các chấn thương thường gặp khi tập luyện boxing 

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

Các chấn thương phổ biến khi tập luyện boxing

Quyền Anh là môn thể thao của va chạm, chấn thương chắc chắn là điều không thể tránh khỏi. Dưới đây là các chấn thương thường gặp nhất khi tập luyện Boxing. Các boxer cần lưu ý các chấn thương này để có biện pháp phòng tránh và chữa trị kịp thời.

Bong gân là chấn thương thường gặp nhất khi tập boxing

Bong gân được liệt vào hàng những chấn thương nhẹ nhưng rất hay gặp phải khi tập boxing. Đấm các cú đấm sai kỹ thuật là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này. Những cú đấm trong boxing yêu cầu cần có tư thế và kỹ thuật chính xác. Việc nắm tay sai cách dẫn đến chấn thương rất hay xảy ra với các boxer mới tập.

Bong gân trong boxing

Không chỉ bong gân xảy ra ở tay mà tình trạng này cũng xảy ra ở chân khi các võ sĩ di chuyển quá nhanh và sai cách. Nếu để kéo dài sẽ gây ra bong chân nhanh hơn và nghiêm trọng hơn. quấn băng đa và luyện tập footwork đúng cách là phương pháp hạn chế chấn thương tốt nhất. Lưu ý quấn băng đa chính xác để không gây cản trở khi luyện tập. 

Gãy xương

Trong boxing, các vị trí dễ bị gãy xương và chấn thương nhất đó là: xương cổ tay, bàn tay, xương mũi và xương sườn.

Các cú đấm mạnh và không đúng kỹ thuật có thể gây gãy xương


Boxer có thể luôn phải chịu đựng nguy cơ vỡ khớp trong quá trình luyện tập và thi đấu. Lý do bởi vì boxing sử dụng lực tác động từ đôi tay là chính.Một chiếc găng tay vừa có verclo để khóa găng ôm chặt đôi tay khi tạp và thi đấu là biện pháp tốt nhằm hạn chế gãy xương ở phần khớp tay. Khi bị gãy xươn hoặc trật khớp thì phải đến ngay bắc sĩ để có thể chưa trị kịp thời tránh biến chứng không thể tập boxing được nữa. 

Nguy cơ chấn thương não khi tập Boxing 

Chấn thương não rất dễ gặp hải khi thi đấu boxing. Theo các thống kê cho thấy, có đến 80% tổng số các cú đấm là nhằm vào phía đầu. Khi bị dính các cú đấm từ phía đối thủ, boxer có thể bị chấn động mạnh vùng não, buồn nôn, nhức đầu thậm chí có thể bị ngất.

Tác động đến não từ một cú đấm trong boxing

Để tránh chấn thương vùng đầu, tốt nhất võ sĩ nên sử dụng dụng cụ bảo vệ đầu chuyên nghiệp. Ngoài ra, Boxer cũng phải trang bị cho mình một khả năng phản xạ phòng thủ né đầu cần thiết để tránh đòn. Trước và sau khi thi đấu đều cần có sự tư vấn của bác sĩ thần kinh anh em nhé!

Rách da khi tập luyện

Rách da được coi là chấn thương nhẹ khi luyện tập boxing và thường được các võ sĩ bỏ qua. Nơi bị rách da nhiều nhất là phần xung quanh các khớp ngón tay do các cú đấm khi luyện tập đấm với bao cát hoặc những cú tấn công đến từ đối thủ. Rách da không gây nguy hiểm nhiều nhưng rất dễ gây nhiễm trùng. Hãy vệ sinh và khử trùng vết rách nhanh chóng, đặc biệt nếu tay đã bị rách da thì nên đeo găng tay boxing có độ thấm hút mồ hôi và thoáng khí tốt.

Chấn thương hàm

Những cú đấm mạnh về phía hàm có thể gay vỡ khớp hàm

Với một cú đấm mạnh về phía hàm có thể gây nên các chấn thương hàm. Nếu nhẹ, có thể thể là bầm tím còn nếu nặng hơn thì có thể là bị vỡ khớp hàm. Để tránh tình trạng này xảy ra, các boxer nhớ sử dụng bảo hộ răng và bảo hộ đầu khi tham gia thi đấu và đối luyện. 

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

Hướng dẫn những cách tập bao cát đứng hiệu quả

Với các anh em rèn luyện các môn võ thuật như: Kick-boxing, Muay Thái, Quyền Anh,… thì đấm bao cát boxing là việc cực kỳ cần thiết. Ngày nay, ngoài bao cát treo, bao cát hình quả lê, bóng phản xa thì bao cát đứng cũng được rất nhiều boxer lựa chọn. Hôm nay, Võ Thuật Tây Sơn sẽ chia sẻ với anh em võ sư những điều cần chú ý khi tập đấm bao cát đứng một cách chính xác và hiệu quả nhất.

Các lợi ích khi sử dụng trụ đấm boxing 

Bao cát đứng có rất nhiều lợi ích

Bao cát đứng (trụ đấm Boxing) có rất nhiều lợi ích trong tập luyện. Đây là loại bao cát được nhiều anh em võ sĩ sử dụng đặc biệt là luyện tập boxing tại nhà.

  • Trụ đấm boxing là giải pháp tốt cho anh em khi trong nhà không có chỗ trống để treo bao cát treo.
  • Hỗ trợ rất tốt cho các cú đấm tầm trung và cao với các cú đá chân tầm thấp. Hơn thế nữa, bao cát đứng còn làm tăng hứng thú trong tập luyện vì nó tạo cảm giác như đấm với người thật.
  • Đấm bao cát với chuỗi các động tác đấm và đánh thì các anh em võ sĩ cần sử dụng các nhóm cơ trung tâm nhằm giữ được tính thăng bằng, sức mạnh. Các động tác này sẽ giúp tăng sức mạnh của vùng cơ trung tâm và cải thiện sức bền hiệu quả. 
  • Giúp các võ sĩ rèn luyện sự linh hoạt, cải thiện kỹ năng di chuyển và phản xạ tấn công cực tốt. 
  • Giải trí, giảm stress và tăng cường sức khỏe tim mạch và tuần hoàn máu trong cơ thể.

Các lưu ý khi tập bao cát đứng để đạt hiệu quả cao

Chọn chiều cao của bao cát phù hợp

Cần lựa chọn chiều cao phù hợp của bao cát đứng

Boxer cần lựa chọn được bao cát đứng có chiều cao thích hợp
Chọn chiều cao của bao cát đấm cũng rất quan trọng giống như việc tại sao phải chọn khối lượng bao cát phù hợp với võ sĩ vậy. Nếu với bao cát treo bạn không nên đấm bao cát có khối lượng vượt quá 3/4 trọng lượng cơ thể thì tương tự đối với trụ đấm boxing cũng không nên chọn loại quá cao. Nếu bạn là nữ và chỉ cao 1m5 thì không nên chọn loại bao cát đứng có chiều cao 1m7 mà chỉ nên chọn loại cao khoảng 1m6 thôi. Chiều cao lý tưởng của bao cát đứng là bằng hoặc cao hơn bạn khoảng 10cm.

Thay đổi kiểu đấm liên tục

Bạn có thể bắt đầu với những đòn đấm nhẹ, chậm sau đó tăng dần lực và tốc độ lên để tránh dục tốc bất đạt dễ gây nên các chấn thương không đáng có. Một điều quan trọng nữa là thực chiến, bạn không thể chỉ dùng một kiểu đấm JAB hay Uppercut mà có thể hạ gục được đối thủ. Vì vậy bạn nên thay đổi kiểu đấm liên tục thay vì chỉ sử dụng 1– 2 kiểu đấm. Hãy tưởng tượng bao cát chính là đối thủ của bạn, không phải chỉ đấm ở trước mặt, mà còn phải đấm ở bụng, hai bên hông, móc trái móc phải, đấm liên hoàn,…

Tập đấm bao cát đứng phải tập với găng boxing

Phải tập với găng boxing

Bạn hãy bắt đầu tập luyện với một đôi găng tay boxing chất lượng để đảm bao tay bạn sẽ không bị các chấn thương trong khi tập luyện. Găng tay boxing không chỉ bảo vệ tránh khỏi các chấn thương khớp tay như: bong gân, vỡ khớp,… ngoài ra  còn giúp bạn tăng lực đấm để có các đòn hiệu quả nhất.
Hãy lựa chọn loại găng tay có lớp đệm dày vừa phải chuyên dùng để luyện tập và đấm bao cát nhé. Không nên chọn loại găng tay quá dày sẽ gây cản trở khi luyện tập.

Di chuyển xung quanh bao cát 

Có một sự thật hiển nhiên là, không có một đối thủ nào đứng yên cho bạn đấm như bao cát đứng đúng không nào? Đối thủ luôn luôn di chuyển do đó kĩ năng di chuyển cực kì cần thiết trong võ thuật. Hãy di chuyển liên tục xung quanh bao cát ngay cả khi bạn không tung ra bất kì cú đấm nào. Cách này có thể luyện tập cho đôi chân linh hoạt, sức bền khi chiến đấu và phản xạ né đòn rất tốt.
Đấm đúng kĩ thuật

Hãy chắc chắn những cú đấm tung ra thực hiện đúng kỹ thuật

Hãy chắc chắn những cú đấm của bạn là đúng kỹ thuật

Đảm bảo khi tung ra một cú đấm thì điểm tiếp xúc đầu tiên với bao cát đứng là xương đầu ngón trỏ và ngón giữa. Nắm đấm phải thẳng với tay và không được gồng lên quá mức. Bao cát đứng cũng khá nặng nhưng bạn nên nhớ,phải đấm chứ không đẩy bao cát. Nếu đẩy với một lực quá mạnh sẽ dễ làm bao cát đổ hoặc bật ra gây nguy cơ chấn thương cao. Ngoài ra cần điều chỉnh lực sao cho phù hợp, không phải lúc nào mạnh cũng là tốt anh em nhé.

Chú ý: Bạn có thể đấm bao cát đứng liên tục trong 15 giây và nghỉ trong 15 giây.  Để cú đấm có thể có lực mạnh hơn, thì chúng ta có thể kết hợp sau khi vừa đánh liên tục, sẽ quay ra hít đất ngay thêm khoảng 10 giây nữa.


Thứ Hai, 9 tháng 7, 2018

Bạn biết gì về thương hiệu bao cát boxing Fairtex

Faitex xuất hiện trong khắp các phòng tập từ Muay Thái đến Boxing. Nhưng không phải ai cũng biết hết về nó. Nhiều người vẫn còn thắc mắc về nhãn hiệu, xuất xứ, giá cả và chất lượng. Hôm nay, Võ Thuật Tây Sơn sẽ giúp anh em giải đáp các thắc mắc nêu trên.

Nếu đã được trải nghiệm những cú đấm tuyệt của mình trên bao cát Fairtex, hẳn bạn đã có câu trả lời cho chất lượng tuyệt vời của thương hiệu này.

Bao cát boxing Fairtex xuất xứ từ nước nào?

Nhiều người nghĩ Fairtex là thương hiệu của Mỹ, điều này có đúng không
Nhiều người nghĩ Fairtex là thương hiệu của Mỹ, điều này có đúng không?

Nhiều người lầm tưởng rằng Fairtex là thương hiệu của Mỹ nhưng trên thực tế, đây là một thương hiệu của Thái Lan. Fairtex bắt nguồn từ những buổi luyện tập Muay của những võ sĩ Thái. 

Thương hiệu Fairtex được sáng lập bởi Phillip Wong vào năm 1971. Ban đầu, thương hiệu này được sáng lập với mục đích luyện tập Muay Thái- một môn võ cổ truyền của người Thái Lan. Sau này, Fairtex trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới về các đồ chuyên sử dụng trong thể thao.

Khong chỉ Muay Thái mới sử dụng các dụng cụ của Fairtex mà các môn thể thao khác cũng sử dụng rất nhiều, đặc biệt là các môn thể thao đối kháng. Fiartex đổ bộ vào Mỹ từ những năm 1990 và giữ được vị trí hàng đầu của những thương hiệu Boxing. Faitex nổi tiếng toàn cầu với thiết kế và chất lượng tuyệt vời.

Những ưu điểm nổi bật của bao cát boxing Fairtex

Chất lượng là điểm nổi bật của dòng bao cát Fairtex
Chất lượng là điểm nổi bật của dòng bao cát Fairtex đã được các võ sĩ hàng đầu công nhận

Chất lượng là thứ giúp cho thương hiệu Fairtex có thể tồn tại vững chắc cho đến ngày nay. Các sản phầm của Fairtex đều đảm bảo chất lượng và các ưu điểm dưới đây: 

  • Các loại bao cát boxing Fairtex đảm bảo sự vững chắc tối đa, bao có lực đàn hồi cực tốt. 
  • Các bao đấm bốc được thiết kế tỉ mỉ và có độ phân tán lực cực tốt. Mỗi loại đều được khẳng định chất lượng bởi những võ sĩ hàng đầu thế giói

Hầu hết các chiến binh Muay Thái đều tập luyện trên 2 giờ với bao đấm bốc Fairtex với mồ hôi, nước mắt thậm chí là cả máu nữa. Ưu điểm quan trọng nhất của bao cát Boxing Fairtex là mức độ chịu lực cực tốt và có thể chịu đựng được những cú đấm với lực cực mạnh.

Fairtex có phải là thương hiệu bao boxing giá rẻ?

Bao cát boxing fairtex-1m8
Bao cát boxing Fairtex-1m8
Với chất lượng cao như vậy nên đây hoàn toàn không phải là loại bao cát boxing giá rẻ. Fairtex cũng có những loại bao đấm boxing với mức giá trung bình và chất lượng tốt. Đây là một lựa chọn không tồi khi bạn không có quá nhiều ngân sách để mua một chiếc bao đấm đắ tiền. Những loại bao cát boxing Fairtex này giá cả khá phải chăng và chất lượng vẫn rất tốt. 

Lời khuyên cho các võ sĩ là nên mua một bao đấm boxing chất lượng tại các shop, cửa hàng chuyên dụng thể thao uy tín. Có vậy bạn mới tránh được việc mua phải những loại bao cát không chất lượng. Một lưu ý khác là nên mua loại bao cát phù hợp với trình độ và thể trọng của bạn. Bao cát boxing Fairtex 1m8 là loại khuyên dùng cho các võ sĩ hạng nặng. 

Tại Võ Thuật Tây Sơn có cung cấp bao cát boxing Fairtex chất lượng cao với giá cả cực phải chăng. Mong rằng những thông tin trên là bổ ích cho bạn. 

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2018

Cách chọn khối lượng bao cát phù hợp với Boxer

Các môn võ tập đối kháng như Boxing, Muay Thái,... đều cần sử dụng đến bao cát tập võ. Nhưng tập đấm với bao cát không chỉ đơn giản là đấm, đấm và đấm. Nếu không lựa chọn loại bao cát thích hợp thì nguy cơ chấn thương là rất lớn. Hôm nay, Võ Thuật Tây Sơn sẽ tư vấn về khối lượng bao cát thích hợp cho anh em nhé!
Đấm bao cát boxing có khối lượng phù hợp

Sẽ ra sao nếu bạn tập bao cát tập võ không phù hợp? 

Tập bao cát sẽ giúp bạn nâng cao sức mạnh đáng kể. Tuy nhiên nếu võ sĩ mới tập mà sử dụng bao cát quá nặng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ chấn thương. Các võ sĩ chuyên nghiệp cũng không nên sử dụng bao đấm bốc không phù hợp. Dưới đây là một số hậu quả nếu không dùng đúng bao cát:

  • Bạn có nguy cơ chấn thương cực lớn nếu tập bao cát quá nặng so với khả năng và trọng lượng cơ thể.
  • Các cú đấm sẽ bị thiếu chính xác do không cảm nhận được lực khi ra đòn. 
  • Những võ sĩ chuyên nghiệp có thể không đạt được hiệu quả tập luyện, khả năng phản xạ kém nếu tập bao cát quá nhẹ.
  • Võ sĩ có không thể luyện tập tốc độ đấm và bước chân khi tập bao cát không phù hợp. Nhẹ quá, chúng sẽ di chuyển quá nhanh và mạnh quá, có thể bao cát tập võ sẽ đứng yên khi bạn tung cú đấm.
Đấm bao cát quá nặng sẽ gặp nguy cơ chấn thương cao

Khối lượng bao cát boxing bao nhiêu là phù hợp?

Trọng lượng bao cát phụ thuộc rất lớn vào thể trọng của võ sĩ tập luyện và mục đích tập cũng như môn thể thao bạn đang theo học. Đầu tiên cần chú ý đó là: không tập bao cát nặng quá 3/4 khối lượng cơ thể. Điều này có nghĩa là, nếu võ sĩ có cân nặng là 65kg thì không nên tập bao cát nặng quá 50kg.

Không phải lúc nào nặng cũng là tốt và cũng có lợi cho các cú đấm. Các võ sĩ mới tập chỉ nên dùng loại bao cát nhẹ và nâng sức nặng từ từ. Nếu dục tốc bất đạt thì có khả năng cao là bạn sẽ bị chấn thương khi đấm bao cát.

Cách điều chỉnh sức nặng của bao cát đấm bốc

Vải vụn là nguyên liệu rất phổ biến trong nhồi ruột bao cát. Nếu bạn mới tập thì có thể sự dụng bao nhồi vải vụn, sau đó để nâng dần sức nặng thì có thể cho thêm mùn cưa hoặc cát để tăng độ nặng và tạo sức lì cho bao. Chú ý không nên tập quá nặng và nhồi quá căng sẽ gây ra hiện tượng rách hoặc vỡ bao khi đấm.

Một số lưu ý khi tập bao cát boxing 

Khi luyện tập bao cát, bạn cần phải lưu ý đến một số điều dưới đây để đạt được kết quả luyện tập cao nhất:

Không nên chỉ tập một động tác: Đừng chỉ dùng một đòn đá chân hay một đòn đấm duy nhất, điều này sẽ không tạo nên hiệu quả tập luyện Hãy kết hợp nhiều động tác cùng một lúc để tạo

Dùng găng tay boxing khi đấm bao cát


Găng tay boxing là vật không thể không có: Bạn nên lựa chọn một đôi găng tay boxing thích hợp. Tập luyện với bao cát không cần quá dày, mỏng và nhẹ mang lại cảm giác thoải mái khi tập. Quan trọng hơn là phải đủ để bảo vệ đôi tay của bạn.

Trên đây là một số chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn hi vọng anh em có thể lựa chọn một bao đấm bốc phù hợp nhất với mình và có được buổi luyện tập hiệu quả nhất!

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn làm bao cát tại nhà đơn giản

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2018

Hướng dẫn làm bao cát tại nhà đơn giản

Không phải lúc nào bạn cũng có thể mua được một chiếc bao cát đã nhồi sẵn. Lý do có rất nhiều, có thể là chúng khá đắt đỏ, bạn ở quá xa nơi bán và việc vận chuyển bao cát đã nhồi không phải lúc nào cũng dễ dàng. Vì thế, hãy mua vỏ bao cát và Shop Dụng cụ Võ Thuật Tây Sơn sẽ hướng dẫn bạn tự nhồi bao cát boxing tại nhà đơn giản nhé!

Bạn có thể tự làm bao cát tại nhà để kiểm soát trọng lượng bao
Bạn có thể tự làm bao cát tại nhà để kiểm soát trọng lượng bao

Quy trình làm bao cát đấm bốc tại nhà

Hãy chuẩn bị những nguyên liệu cần thiết để có thể nhồi được bao cát chất lượng, đảm bảo quá trình tập luyện với bao cát có hiệu quả cao nhất.

Các nguyên liệu cần có để làm bao đấm bốc tại nhà

Nguyên liệu để làm ruột bao cát boxing rất đa dạng và đa số rất dễ kiếm hoặc mua với chi phí không cao. Việc tự nhồi ruột bao cát boxing tại nhà giúp bạn kiểm soát được sức nặng của bao theo mong muốn.

Để tự nhồi ruột bao cát, các loại vật liệu mà bạn có thể tự chuẩn bị tại nhà đó là:
Vải vụn là nguyên liệu phổ biến làm ruột bao cát boxing
Vải vụn là nguyên liệu phổ biến làm ruột bao cát boxing 

Vải vụn: Đây là loại phổ biến và tối ưu nhất để làm nhồi ruột cho bao cát boxing. Bạn nên chuẩn bị khoảng 25-30kg vải vụn nhé. Vải vụn có thể rất dễ mua hoặc tìm ở các xưởng may hoặc công ty may mặc.
Cao su được băm nhỏ: Anh em có thể mua từ những cửa hàng bán hạt cao su hoặc lấy từ các lốp xe cũ, hỏng
Vỏ trấu
Mùn cưa và cát
Hạt nhựa PE (không bắt buộc): loại nguyên liệu này có giá thành hơi cao và không phải anh em nào cũng biết chỗ để mua chúng.

Nhồi nguyên liệu vào vỏ bao cát

Tự nhồi bao cát tại nhà
Chú ý cẩn thận nếu không bao cát rất dễ bị vỡ nếu nhồi quá căng
Hãy di chuyển đến một nơi có không gian đủ rộng và bằng phẳng. Sau đó tiến nhành nhồi vải vụn và cao su băm nhỏ vào. Cứ khoảng 20cm thì bạn nên dùng gậy gỗ ấn chặt lại và cho thêm cát để tăng trọng lượng cho bao và mùn cưa để bao cát mềm, lì hơn. Cứ làm vậy cho đến khi đầy hết vỏ bao và đóng nắp lại. 

Với bao boxing để tập được tốt nhất thì bạn nên cho thêm cát vào bao tránh quá nhẹ dẫn tới bay quá xa khi tập. Đối với cát cho thêm vào bao boxing thì nên may thành túi nhỏ. Bởi vì nếu không thì sau thời gian sử dụng cát sẽ dồn về phía cuối bao. Lúc này bao cát sẽ cứng ở cuối bao, bị lõm ở phần giữa và đầu bao. Điều này sẽ làm cho người tập dễ bị chấn thương khi đánh vào phần cuối bao.

Các yêu cầu đối với việc tự làm bao đấm bốc tập võ tại nhà

Với việc nhồi bao cát thì có 2 điều cần đảm bảo sau khi nhồi xong đó là:

  • Trọng lượng sau khi bao đã được nhồi phải đúng với kích thước, thông số của nhà sản xuất. Chiều cao của bao sau nhồi bằng với chiều cao của vỏ và đường kính bao cát như ghi trên nhãn.

Bao cát nhồi xong phải đạt các chỉ tiêu của nhà sản xuất
Bao cát nhồi xong phải đạt các chỉ tiêu của nhà sản xuất
  • Bao sau nhồi đảm bảo độ đàn hổi, không được quá cứng hoặc quá mềm. Khối lượng của bao cát phụ thuộc vào mục đích tập luyện và trình độ của người tập. Không nên cho quá nhiều cát sẽ khiến bao bị nặng và đàn hồi kém.

Trên đây là những hướng dẫn để các bạn làm bao cát đơn giản tại nhà và tiết kiệm nhé! Tại Võ Thuật Tây Sơn có cung cấp các loại bao cát nhồi sẵn và vỏ bao cát với giá thành hết cực kỳ ưu đãi. Chúc anh em có một buổi luyện tập vui vẻ!

Có thể bạn quan tâm: Tại sao võ sĩ chuyên nghiệp phải dùng bao cát hạng nặng